Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh giám sát, khảo sát tình hình triển khai, kết quả thực hiện công tác quy hoạch, quản lý, cấp phép, khai thác khoáng sản đối với các mỏ khoáng sản.

Thứ bảy - 14/09/2024 08:20 130 0
Từ ngày 11/9 đến ngày 13/9, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh giám sát, khảo sát tình hình triển khai, kết quả thực hiện công tác quy hoạch, quản lý, cấp phép, khai thác khoáng sản đối với các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh. Tham gia các buổi làm việc có đại diện lãnh đạo các Sở: Tài nguyên & Môi trường, Xây dựng, Tài chính, Cục thuế tỉnh, Phòng Công tác HĐND thuộc Văn phòng Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh; đai diện Thường trực HĐND và Phòng Tài nguyên - Môi trường thị xã Quảng Trị và các huyện: Triệu Phong, Đakrông, Vĩnh Linh, Gio Linh.

 
ksmoks1
 
Theo Báo cáo của Sở Tài nguyên & Môi trường: Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản (đá, cát, sỏi) làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh được HĐND tỉnh thông qua tại Nghị quyết số 28/2016/NQ-HĐND ngày 14/12/2016. Quá trình thực hiện đã rà soát, bổ sung và đưa ra khỏi quy hoạch, đến thời điểm 29/12/2023 được tích hợp vào quy hoạch tỉnh và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1737/QĐ-TTg thì toàn tỉnh có 71 diện tích thuộc 50 điểm mỏ cát, sỏi với tổng trữ lượng, tài nguyên: 17,93 triệu m3; 22 diện tích thuộc 19 điểm mỏ đá làm vật liệu xây dựng thông thường với tổng trữ lượng, tài nguyên 332,49 triệu m3.

Công tác thẩm định cấp phép hoạt động khoáng sản thực hiện đảm bảo các quy định của pháp luật, các khu vực cấp phép đều nằm trong quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản; không thuộc khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản; thuộc khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản hoặc đã trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản; các đơn vị hoạt động khoáng sản đảm bảo năng lực theo quy định; có báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường và phương án cải tạo phục hồi môi trường theo quy định. Tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 24 giấy phép khai thác khoáng sản làm VLXDTT đang còn hiệu lực do UBND tỉnh cấp, cụ thể:

Có 12 giấy phép khai thác cát sỏi lòng sông, trong đó: 11 điểm mỏ đang hoạt động (với tổng diện tích 100,3 ha, tổng trữ lượng được cấp phép: 2.199.664 m3, công suất khai thác 228.000 m3/năm); 01 điểm mỏ chưa hoạt động do chưa hoàn thành bãi tập kết (mỏ cát, sỏi Ba Lòng (khu B) – khu vực 1);

Có 12 giấy phép khai thác đá làm vật liệu xây dựng thông thường, trong đó: 07 điểm mỏ đang hoạt động (với tổng diện tích 63,68 ha, tổng trữ lượng được cấp phép: 7.459.792 m3, công suất khai thác 749.520 m3/năm); 05 điểm mỏ chưa đi vào hoạt động (với tổng diện tích 63,64 ha, tổng trữ lượng được cấp phép: 14.002.938 m3, công suất khai thác 635.000 m3/năm) do chưa được cấp có thẩm quyền cho thuê đất để khai thác khoáng sản.
 
ksmoks2
 
Các dự án khai thác khoáng sn trước khi cp phép phi lp báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định ca pháp lut v môi trường; sau khi cp phép, các đơn v phi lp th tc thuê đất để khai thác khoáng sn theo quy định ca pháp lut v đất đai, S Tài nguyên và Môi trường ch t chc bàn giao khu vc khai thác, din tích thuê đất sau khi hoàn thành th tc đất đai theo quy định. Trong quá trình khai thác khoáng sản các đơn vị đã chấp hành tương đối tốt các quy định của pháp luật như: Khai thác theo giấy phép được cấp, trong diện tích được thuê đất, thực hiện hoàn trả mặt bằng và trồng cây trên diện tích đã khai thác; Thực hiện giám sát môi trường định kỳ theo báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết/kế hoạch bảo vệ môi trường; kê khai và nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; Thực hiện báo cáo định kỳ trong hoạt động khoáng sản. Trong năm 2023, các đơn vị hoạt động khoáng sản đã nộp vào ngân sách nhà nước với tổng số tiền 107.124 triệu đồng (trong đó, thuế tài nguyên: 16.122 triệu đồng, phí bảo vệ môi trường: 7.594 triệu đồng, thuế xuất khẩu: 75.298 triệu đồng); ký qũy cải tạo, phục hồi môi trường với tổng số tiền 2.997 triệu đồng. Tạo được mối quan hệ tốt với địa phương, giải quyết việc làm và đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, NTM tại các địa phương.

Hàng năm, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thanh tra, kiểm tra các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh. Qua đó, đã phát hiện một số tồn tại, thiếu sót và có biện pháp chấn chỉnh khắc phục. Đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính 01 đơn vị với số tiền 210 triệu đồng. Đồng thời, yêu cầu các tổ chức, cá nhân nghiêm chỉnh khắc phục có thời hạn theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Đoàn kiểm tra của Cục Khoáng sản Việt Nam, Chi cục Khoáng sản miền Trung kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật trong hoạt động khoáng sản đối với các đơn vị hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh, Công an tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố đã tổ chức các đợt truy quét, đẩy đuổi và xử lý vi phạm các tổ chức, cá nhân khai thác cát, sỏi trái phép, trong năm 2023 Công an tỉnh Quảng Trị đã phát hiện xử lý và ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 72 vụ/95 đối tượng vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên khoáng sản, phạt tiền: 1.331 triệu đồng; Khởi tố 01 vụ án hình sự “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên” quy định tại khoản 1, Điều 227 Bộ luật hình sự.

Tại các buổi giám sát, khảo sát tại hiện trường và phát biểu của đại diện các sở, ngành, địa phương tham gia. Đồng chí Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Ánh đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước, các địa phương có liên quan và các chủ doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc quy định về quản lý cát sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông. Trong đó thực hiện các yêu cầu bắt buộc đối với hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông quy định tại Điều 15 của Nghị định số 23/2020/NĐ-CP ngày 24/02/2020 của Chính phủ như: Ranh giới khu vực khai thác; độ dốc đáy của tuyến khai thác; cao độ đáy khu vực khai thác; đối với bãi nổi bán ngập, bãi hình thành theo mùa, bãi mới hình thành thì căn cứ tình hình thực thực tế, yêu cầu về phòng, chống sạt, lở bờ, bãi sông.

Đối với mỏ mỏ đá xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị do Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Tam San làm chủ đầu tư, theo báo cáo của nhà đầu tư để khai thác được trữ lượng đá cần phải bốc phong hóa khoảng 1,5 triệu khối đất; Công ty kiến nghị với các ngành chức năng điều chuyển cho các công trình giao thông trên địa bàn tỉnh đang thiếu vật liệu đất san lấp. Đồng chí Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh đề nghị Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Tam San có văn bản gửi về Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh; đồng thời gửi Sở Tài nguyên & Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Tài chính để tính toán giá cả cân đối cho nhu cầu vật liệu san lấp của các công trình giao thông trên địa bàn tỉnh.

Tin, ảnh: Lê Thiện

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết
Thăm dò ý kiến

Dự án Dân chấm điểm M-Score mang lại lợi ích gì?

Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập22
  • Hôm nay6,192
  • Tháng hiện tại173,829
  • Tổng lượt truy cập10,376,475
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây