Ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh khảo sát mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại Thôn Phan Hiền xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh.

Thứ sáu - 14/06/2024 07:35 85 0
Chiều ngày 13/6/2024, Ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh khảo sát thực địa một số mô hình sản xuất nông nghiệp theo Nghị quyết 162/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của HĐND tỉnh Quảng Trị Quy định chính sách hỗ trợ phát triển một số cây trồng, vật nuôi tạo sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2022-2026.
 
ktns 1 1


Sau 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết đã hỗ trợ thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp chủ lực trên địa bàn theo hướng sản xuất hữu cơ, nông nghiệp đạt các chứng nhận quản lý chất lượng theo hướng tập trung, hàng hóa, góp phần nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo chuỗi giá trị. Đối với lĩnh vực trồng trọt: Hỗ trợ phát triển cây cà phê theo hướng cà phê đặc sản, hữu cơ kết hợp trồng xen cây ăn quả tại huyện Hướng Hóa 131 ha đạt 65,5% kế hoạch (KH: năm 2022 và 2023: 200 ha); Hỗ trợ phát triển cây ăn quả theo hướng hữu cơ gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm Quy mô: 58 ha, đạt 58% kế hoạch (KH: năm 2022 và 2023: 100 ha); Hỗ trợ phát triển sản xuất lúa hữu cơ gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm 837,4 ha (4 vụ), đạt 83,7% kế hoạch (KH: năm 2022 và 2023: 1.000 ha); Hỗ trợ trồng dược liệu tập trung: 63 ha, đạt 78% kế hoạch (KH: năm 2022 và 2023: 80 ha). Lĩnh vực chăn nuôi: triển khai mô hình chăn nuôi Bò chuyên thịt thâm canh (10 mô hình), đạt 100% kế hoạch; trồng cỏ làm thức ăn cho bò (11 ha); trồng ngô làm thức ăn cho bò (2 ha); hỗ trợ mua bình Nitơ (02 bình). Lĩnh vực lâm nghiệp: đã triển khai và thực hiện trồng rừng nguyên liệu chất lượng cao với tổng diện tích 44,5 ha, đạt 2,2% kế hoạch (KH năm 2022 và 2023: 2.000 ha). Lĩnh vực thủy sản: đã triển khai và thực hiện thành công 05 mô hình nuôi tôm công nghệ cao, đạt 50% (KH năm 2022 và 2023: 10 mô hình)...
 
ktns 2


Quá trình thực hiện Nghị quyết 162/2021/NQ-HĐND bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ, trong đó đối với chính sách hỗ trợ thực hiện dự án nuôi tôm Công nghệ cao: Việc lựa chọn hộ thực hiện dự án gặp khó khăn do: dự án chỉ hỗ trợ 30% kinh phí cho phần xây dựng cơ sở hạ tầng (hệ thống bể/ao ương, bể/ao nuôi; hệ thống cấp, thoát xử lý nước; hệ thống nhà kính, nhà lưới; hệ thống mái che và hệ thống máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất) và để được giải ngân phần kinh phí hỗ trợ thì các hộ phải có hóa đơn chứng từ hợp lệ chứng minh tổng mức đầu tư (để được hỗ trợ 500 triệu đồng thì phải có hóa đơn chứng minh tổng mức đầu tư cơ sở hạ tầng là 1.670 triệu đồng trở lên), trong lúc các cơ sở nuôi tôm quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng thường thuê các tổ chức, cá nhân nhỏ lẽ (không phải là doanh nghiệp) thi công, không có hóa đơn, chứng từ dẫn đến khó khăn cho các hộ thực hiện dự án. Mặt khác, dự án hỗ trợ nuôi tôm công nghệ cao có mức hỗ trợ tối đa 500 triệu đồng, trong đó ngân sách huyện đối ứng 150 triệu đồng, do đó có địa phương chỉ đủ kinh phí đối ứng hỗ trợ được 01 dự án nuôi tôm/năm.

Theo chương trình và nội dung của Kỳ họp 25 HĐND tỉnh thì Nghị quyết 162/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của HĐND tỉnh Quảng Trị Quy định chính sách hỗ trợ phát triển một số cây trồng, vật nuôi tạo sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2022-2026 sẽ được xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp thực tiễn./.
Tin,ảnh: Lê Thiện




 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết
Thăm dò ý kiến

Dự án Dân chấm điểm M-Score mang lại lợi ích gì?

Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập327
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm325
  • Hôm nay12,751
  • Tháng hiện tại360,876
  • Tổng lượt truy cập8,508,691
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây