HĐND tỉnh Quảng Trị

http://hdndquangtri.gov.vn


Ban Dân tộc Hội đồng nhân dân tỉnh khảo sát văn hóa vật thể, phi vật thể của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Đakrông

Tiếp tục chương trình khảo sát việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa vật thể, phi vật thể và các nghệ nhân đồng bào dân tộc thiểu số, ngày 24.8.2022 Ban Dân tộc Hội đồng nhân dân tỉnh đã làm việc với UBND xã A Bung, Tà Rụt huyện Đakrông và thực địa tại các địa phương trên. Đoàn khảo sát do đồng chí Lê Minh Tuấn - TUV, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch làm trưởng đoàn, tham gia Đoàn còn có các thành viên Ban Dân tộc, đại diện Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Văn phòng Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh.                                
dt 8
  Đ/c Lê Minh Tuấn - TUV, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch phát biểu thống nhất một số nội dung tại xã Tà Rụt

Theo báo cáo của UBND xã A Bung, Tà Rụt và khảo sát thực địa thì hiện nay trên địa bàn các xã vẫn còn lưu giữ được các văn hóa vật thể như: Khèn, thanh la, trống, cồng chiêng, đàn ta lư, tu va, ty rel, sar, ta ngac… Trang phục, trang sức truyền thống (tăng ooh, a dỏh) vẫn được bà con duy trì. Những lễ hội lớn như lễ hội A Riêu Ping, lễ cúng lúa mới và các phong tục tập quán được thực hiện hài hòa với nếp sống văn minh. Các làn điệu dân ca (cha chấp, ka lơi, xiêng, tăng ư, têr a téc) và các điệu múa trong các lễ hội và dân gian (ra rưp, xi xĩa, pa lư/ điệu a van/ca lơi, k-yea, âr zook, ku ru) được các nghệ nhân, già làng bảo tồn và gìn giữ. Ngoài ra, nghề dệt và đan lát truyền thống trên địa bàn đến nay vẫn còn được lưu giữ và tiếp tục phát triển.
 
dt5
Đoàn công tác khảo sát thực tế tại đội văn nghệ truyền thống xã A Bung

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hiện nay việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa vật thể và phi vật thể và các nghệ nhân đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn vẫn gặp nhiều khó khăn: các văn hóa vật thể như các nhạc cụ, cồng, chiêng, dụng cụ sản xuất vẫn còn ít; hầu hết văn hóa phi vật thể đều do các nghệ nhân và những người cao tuổi lưu giữ, truyền bá, lực lượng này ngày càng già yếu, ít ỏi trong khi thế hệ trẻ rất ít quan tâm do đó các giá trị này cùng dần bị mai một và đang đứng trước nguy cơ mất dần;  đối với nghề dệt và đan lát đầu ra sản phẩm còn khó khăn, giá cả thành phẩm còn cao so với thu nhập của người sử dụng.
 
dt 2
Nghề dệt truyền thống tại xã A Bung​​​​​​​

Phát biểu thống nhất một số nội dung của các buổi làm việc và khảo sát thực địa, ông Lê Minh Tuấn - Trưởng đoàn khảo sát đã ghi nhận những nỗ lực trong việc giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa vật thể, phi vật thể của cán bộ, nghệ nhân và Nhân dân địa phương, đồng thời đề nghị cấp ủy và chính quyền địa phương, cán bộ, công chức cần nhận thức sâu sắc giá trị văn hóa, quan tâm nhiều hơn nữa việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa vật thể, phi vật thể và tạo sự lan tỏa đến cộng đồng dân cư cũng như bà con. Điều tra, khảo sát, thống kê, sưu tầm tư liệu văn hóa vật thể, phi vật thể. Tổ chức phục dựng các lễ hội truyền thống đặc sắc của đồng bào. Động viên các câu lạc bộ, các đội văn nghệ truyền thống tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, tiếp tục duy trì, lưu giữ, phát triển các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Quan tâm đến công tác động viên khen thưởng đối với các nghệ nhân ưu tú, đồng thời hướng dẫn thủ tục và tạo mọi điều kiện để những người uy tín được cộng đồng tôn vinh là nghệ nhân hoàn tất các hồ sơ xét duyệt công nhận nghệ nhân ưu tú. Đối với những kiến nghị, đề xuất của các địa phương và các nghệ nhân, Ban Dân tộc HĐND tỉnh Quảng Trị ghi nhận, tiếp thu và sẽ tổng hợp, báo cáo tại các kỳ họp HĐND tỉnh sắp tới.
 
dt1

Một số hình ảnh trong chuyến khảo sát:
 
dt3
Đoàn thăm và tặng quà gia đình người uy tín còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa vật thể​​​​​​​
 
dt6

dt7
 
Đoàn công tác tìm hiểu các lễ hội và các làm điệu dân ca dân vũ tại đội cồng chiêng A Bung
 
dt4
Đoàn công tác khảo sát thực tế tại đội văn nghệ truyền thống xã Tà Rụt​​​​​​​
Tin, ảnh: Mai Linh
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây