Những dấu ấn hoạt động của Ban Kinh tế Ngân sách HĐND tỉnh khóa VII, nhiệm kỳ 2016-2021

Thứ năm - 18/02/2021 03:01 1.813 0

Ban KTNS-HĐND tỉnh khóa VII, nhiệm kỳ 2016-2021 là cơ quan chuyên môn của HĐND tỉnh, được bầu tại kỳ họp thứ nhất (tháng 06/2016) gồm có 07 thành viên, gồm Trưởng ban, 02 Phó trưởng ban và 04 thành viên ban. Đến kỳ họp thứ 14 - HĐND tỉnh Khoá VII (4/2019), HĐND tỉnh cho đồng chí Ủy viên BTV Tỉnh ủy, kiêm Trưởng ban KTNS thôi làm nhiệm vụ và bầu 01 đổng chí PTB chuyên trách làm Trưởng ban chuyên trách, miễn nhiệm 01 đồng chí PTB chuyên trách do chuyển nhiệm vụ khác và cho thôi làm nhiệm vụ 01 thành viên Ban do HĐND tỉnh bầu giữ chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh. Kể từ tháng 4/2019 đến hết nhiệm kỳ, Ban KTNS-HĐND tỉnh còn lại 4 thành viên, 01 đồng chí Trưởng ban hoạt động chuyên trách, 03 thành viên hoạt động kiêm nhiệm.
 

Những dấu ấn hoạt động  của Ban Kinh tế Ngân sách HĐND tỉnh khóa VII, nhiệm kỳ 2016-2021
 
Trong công tác chuẩn bị và tham gia quyết định các vấn đề quan trọng tại các  kỳ họp của HĐND tỉnh, đối với lĩnh vực kinh tế - ngân sách, trong nhiệm kỳ qua, Ban kinh tế - ngân sách  đã trực tiếp tham mưu trình HĐND tỉnh xem xét 198 các báo cáo, đề án, tờ trình do UBND tỉnh trình tại các kỳ họp thuộc lĩnh vực do Ban phụ trách, chiếm 50% so với tổng số đề án, tờ trình trình tại các kỳ họp. Để thực hiện cách chu đáo, tích cực các nội dung trình kỳ họp HĐND tỉnh quyết định,  Ban đã tổ chức 17 đợt giám sát, khảo sát, làm việc tại 80 đơn vị, địa phương; tổ chức 12 hội nghị, hội thảo để  trình HĐND tỉnh xem xét thông qua 168 Nghị quyết trong tổng số 275 nghị quyết HĐND tỉnh ban hành trong nhiệm kỳ tính đến tháng 01/2021 (chiếm 61% tổng số nghị quyết đã ban hành). Nhìn chung các báo cáo thẩm tra và dự thảo nghị quyết lĩnh vực KTNS của Ban trình các kỳ họp HĐND tỉnh được thực hiện đúng theo Luật định, nội dung thẩm tra chủ yếu tập trung vào những vấn đề quan trọng nhằm cụ thể hóa việc thực hiện các chính sách, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành do Trung ương, Ban Thường vụ, Ban chấp hành Tỉnh ủy ban hành. Cách làm mới của Ban Kinh tế ngân sách của nhiệm kỳ này là từng bước cải tiến, đổi mới hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động trên cơ sở tập trung tổng hợp tình hình, số liệu qua công tác giám sát, khảo sát chuyên đề để làm nguồn thông tin đầu vào phục vụ thẩm tra nội dung trình kỳ họp; chủ động nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị ý kiến phản biện trước khi làm việc với các ngành, địa phương nhằm rút ngắn thời gian trình bày các báo cáo mà dành thời gian tổ chức khaỏ sát tại cơ sở để nắm bắt thêm thông tin. Vì vậy, chất lượng báo cáo thẩm tra của Ban ngày càng được nâng lên, thể hiện rõ những chính kiến của Ban, nêu được những vấn đề có tính bức xúc, cấp thiết của địa phương để trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định. Các nghị quyết do Ban trình sau khi ban hành được UBND và các cơ quan hữu quan triển khai thuận lợi, sát thực tiễn, góp phần tạo lập khuôn khổ pháp lý cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
 
anh ban ktns lv quy dat 8 8 2016
 
    Về thực hiện chức năng giám sát tại kỳ họp, trên cơ sở gợi ý thảo luận và định hướng của Chủ tọa ở mỗi kỳ họp, Ban kinh tế - ngân sách đã phân công đại biểu là thành viên Ban phụ trách theo các lĩnh vực tập trung nghiên cứu tài liệu, bám sát báo cáo thẩm tra của Ban để giám sát việc thực hiện các kết luận, kiến nghị qua thông qua việc chất vấn, thảo luận và đề xuất ý kiến tại kỳ họp nhằm làm rỏ các vấn đề liên quan giúp chủ tọa kết luận; mỗi kỳ họp có từ 2-3 thành viên Ban tham gia chất vấn các vấn đề liên quan. Hoạt động giám sát, chất vấn của Ban tại các kỳ họp HĐND tỉnh chủ yếu tập trung các nhóm vấn đề về nhiệm vụ giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, thu - chi ngân sách, quyết định chủ trương đầu tư công, xây dựng cơ bản, thu hồi đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng rừng…; phần lớn các kiến nghị của Ban KTNS qua báo cáo thẩm tra đều được chủ tọa kỳ họp kết luận, đưa vào nội dung nghị quyết.
 
ktns1

Về giám sát chuyên đề giữa 2 kỳ họp HĐND tỉnh trong nhiệm kỳ qua đã tổ chức 21 đợt giám sát, khảo sát, hội nghị chuyên đề của Ban và tham mưu Thường trực HĐND tỉnh tổ chức giám sát, khảo sát 11 chuyên đề của HĐND và Thường trực HĐND tỉnh về lĩnh vực KTNS trực tiếp tại 176 đơn vị, địa phương, kết hợp nghiên cứu báo cáo của các ngành có liên quan, Ban kinh tế - ngân sách đã ban hành 17 kết luận sau giám sát và tham mưu Thường trực HĐND tỉnh ban hành 11 kết luận sau giám sát  gửi đến HĐND tỉnh và UBND tỉnh để chỉ đạo, thực hiện. Một số chuyên đề giám sát được nhiều dư luận quan tâm như: Giám sát quản lý, sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân được nhà nước giao đất, cho thuê đất kiến nghị xử lý thu hồi một số khu đất sử dụng không hiệu quả để giao lại cho nhà đầu tư mới; dành 15% - 20% quỹ đất trồng rừng của các công ty lâm nghiệp không có nhu cầu sử dụng giao cho dân địa phương bảo đảm nhu cầu đất sản xuất; dành quỹ đất để quy hoạch phát triển khu dân cư, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới và quỹ đất cho thu hút các dự án đầu tư. Giám sát tình hình thực hiện, thanh toán kế hoạch vốn đầu tư công giữa kỳ trung hạn, kiến nghị bố trí lại danh mục các dự án đầu tư đảm bảo với nhu cầu vốn, đẩy nhân tiến độ giải ngân. Giám sát tình hình giao dự toán thu ngân sách và thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2018 thông qua đó xác định được một số nguồn thu còn tiềm năng, các lĩnh vực, loại thuế còn có hiện tượng thất thu; một số hạn chế, khó khăn trong công tác giao dự toán thu, thực hiện nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp và thực hiện thanh toán kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn; đồng thời kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết và đề ra các giải pháp khắc phục. Giám sát tình hình quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động của các nhà máy chế biến gỗ, gỗ dăm trên địa bàn tỉnh kiến nghị không cấp phép đầu tư đối với các nhà máy chế biến gỗ dăm để đảm bảo nhu cầu nguồn nguyên liệu đầu vào, điều chỉnh quy hoạch lại các loại rừng, đồng thời chỉ đạo rà soát, kiểm kê, xác định lại phạm vi quy hoạch ngành sản xuất, chế biến gỗ, gỗ dăm theo hướng ưu tiên chế biến sâu, sản xuất hàng hóa xuất khẩu gắn với vùng nguyên liệu thông qua liên kết sản xuất vời nông dân và các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã. Giám sát tình hình quản lý nhà nước về quy hoạch, cấp phép hoạt động khai thác mỏ đất  san lấp, khai  thác  cát sỏi lòng sông làm vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh ban hành kết luận kiến nghị các giải pháp chống thất thu từ hoạt động khai khoáng. Giám sát kiến nghị trình HĐND ban hành cơ chế tài chính xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển quỹ đất và giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch để tạo nguồn thu cho ngân sách; kiến nghị sửa đổi một số chính sách để phù hợp với pháp luật; kết thúc các đợt giám sát đều kịp thời ban hành báo cáo gửi đến Thường trực HĐND tỉnh, UBND tỉnh và các địa phương, ngành có liên quan để có sự chỉ đạo, điều hành và phối hợp triển khai thực hiện. Sau giám sát tham mưu Thường trực HĐND tỉnh ban hành kết luận giám sát và ban hành văn bản đôn đốc thực hiện.
 
img 4093

Về giám sát và giải quyết các vấn đề đột xuất, phát sinh giữa các kỳ họp HĐND tỉnh và tại các phiên họp của thường trực HĐND tỉnh, lãnh đạo chuyên trách Ban đã tham gia đầy đủ 49 phiên họp do Thường trực HĐND tỉnh tổ chức, chủ động tham mưu, đề xuất đầy đủ các nội dung liên quan sau khi lấy ý kiến của thành viên Ban,  báo cáo đề xuất Thường trực HĐND tỉnh ban hành kịp thời 199 nghị quyết để UBND tỉnh triển khai thực hiện. Tại các phiên họp của Thường trực HĐND tỉnh, Ban chủ yếu thẩm tra báo cáo các nội dung liên quan do UBND tỉnh trình và thảo luận các vấn đề thuộc thẩm quyền của Thường trực HĐND tỉnh xem xét, quyết định.
Ngoài thực hiện chức năng giám sát chuyên đề, thẩm tra các nội dung trình kỳ họp HĐND tỉnh, lãnh đạo chuyên trách Ban KTNS đã dành thời gian tiếp tiếp công dân và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân hàng tháng tại trụ sở HĐND tỉnh theo phân công của Thường trực HĐND tỉnh. Một số vụ việc phức tạp đã tham mưu Thường trực HĐND tỉnh tổ chức đối thoại và kết luận chỉ đạo giải quyết như đối thoại vụ ông Hồ Tất Đương, Hồ Tất Đức ở thành phố Đông Hà khiếu nại về việc đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A; đối thoại giải quyết ý kiến kiến nghị giữa chính quyền, nhân dân thị trấn Cửa Việt, xã Gio Việt với Công ty TNHH phát triển khoáng sản Duy Tân về dự án nạo vét cát bùn trên sông Hiếu. Giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri liên quan đến việc giao đất cho Công ty TNHH Thống Nhất thuê đất khai thác khoáng sản titan tại thôn Thủy Bạn, xã Trung Giang, huyện Gio Linh. Lãnh đạo chuyên Ban đã tham dự khoảng 250 cuộc họp, hội nghị và hoạt động giám sát chuyên đề có liên quan đến nhiệm vụ của Ban do Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Thường trực HĐND tỉnh phân công hoặc Kiểm toán Nhà nước Khu vực II, Đoàn ĐBQH tỉnh, UBND tỉnh mời tham gia; thông qua việc tham dự đầy đủ các hoạt động trên, lãnh đạo chuyên trách Ban có thêm điều kiện nắm bắt, cập nhật thông tin phục vụ cho công tác chuyên môn của Ban.  Bên cạnh đó, lãnh đạo chuyên trách Ban KTNS được Thường trực HĐND tỉnh phân công cùng với Văn phòng HĐND tỉnh tham gia triển khai hoàn thành tốt các hoạt động trong khuôn khổ dự án BTAP  giai đoạn 2016-2020 tại Quảng Trị; trong đó, đã tổ chức được nhiều hoạt động tập huấn nâng cao năng lực cho đại biểu HĐND các cấp có ý nghĩa, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động và uy tính của cơ quan Thường trực HĐND tỉnh như tập huấn triển khai Luật Ngân sách; Luật Đầu tư công; Luật Tổ chức Chính quyền địa phương; Kỹ năng hoạt động giám sát cho địa biểu HĐND các cấp; Hội nghị trao đổi kinh nghiệm hoạt động giám sát tại hội nghị Thường trực HĐND 6 tỉnh Bắc Trung bộ tổ chức tại Quảng Trị vào năm 2019; trao đổi kinh nghiệm hoạt động dự án với Thường trực HĐND 02 tỉnh Savannakhet và Salavan, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
Để có được những kết quả đáng khích lệ trên, trong quá trình triển khai thực hiện, Ban luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Đảng đoàn HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh; cùng với sự chỉ đạo, điều hành linh hoạt, hiệu quả của lãnh đạo Ban; sự nỗ lực, cố gắng đầy trách nhiệm của các thành viên Ban; sự phối hợp tích cực của Văn phòng HĐND tỉnh, các ngành, địa phương trong tỉnh nên đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
 
ktns2
 
 Khó khăn, hạn chế trong tổ chức hoạt động Ban nhiệm kỳ qua là do tổ chức bộ máy của Ban biến động, số lượng thành viên Ban từ đầu nhiệm kỳ 07 đồng giảm xuống chỉ còn 04 đồng chí đến cuối nhiệm kỳ; trong lúc cơ cấu các thành viên Ban hoạt động kiêm nhiệm nên chưa dành nhiều thời gian tham gia các hoạt động của Ban theo kế hoạch đề ra; số lượng các báo cáo, tờ trình, đề án và dự thảo nghị quyết thuộc lĩnh vực kinh tế ngân sách trình tại các kỳ họp HĐND tỉnh khá lớn nhưng thời điểm UBND tỉnh và các cơ quan chuyên môn gửi đến Thường trực HĐND tỉnh thường là rất muộn so với Luật định gây khó khăn cho công tác thẩm tra và hoàn thiện dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh; một số cuộc giám sát của Ban gần kỳ họp do thời gian ngắn, chủ yếu là nghe các báo cáo, chưa có điều kiện để sâu sát hơn với tình hình thực tế; nhiều nội dung thẩm tra, giám sát của Ban phát hiện nêu ra nhưng do điều kiện và khả năng cân đối ngân sách địa phương còn khó khăn nên chưa bố trí đủ nguồn lực để thực hiện các biện pháp nhằm khai thác các tiềm năng, lợi thế của địa phương trong thực hiện các giải phát phát triển kinh tế, xã hội.
Qua hoạt động thực tiển nhiệm kỳ qua, Ban KTNS-HĐND tỉnh kiến nghị một số vấn đề để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Ban KTNS-HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026:
Một là:  Đối với Quốc hội, UBTVTQH:
- Nghiên cứu sửa đổi Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật hoạt động giám sát của QH&HĐND các cấp để tăng số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách tại cơ quan HĐND tỉnh như hiện nay từ 15% (đầu nhiệm kỳ) lên  20 - 25% trong số đại biểu HĐND tỉnh được bầu để chủ động trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ của HĐND tỉnh; tăng số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách của Ban KTNS-HĐND tỉnh để có Trưởng ban, Phó Trưởng ban và một số Ủy viên Ban hoạt động chuyên trách có chuyên môn, kinh nghiệm theo chức năng, nhiệm vụ của Ban KTNS-HĐND cấp tỉnh nhằm phù hợp với quy định của Luật sửa đổi Luật Tổ chức Quốc hội năm 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 quy định số lượng đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ít nhất từ 35% lên 40%.
- Quy định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát khi chậm hoặc không thực hiện đầy đủ các kết luận, kiến nghị sau giám sát của cơ quan HĐND để nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động giám sát.
Hai là: Đối với Ban chỉ đạo bầu cử Đại biểu HĐND các cấp, Đảng đoàn HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh
- Giới thiệu cán bộ ứng cử đại biểu HĐND tỉnh vừa đảm bảo cơ cấu, thành phần theo quy định nhưng  vừa cơ cấu để bố trí đầy đủ đội ngũ cán bộ chuyên trách các Ban HĐND tỉnh theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương; bố trí hợp lý giữa đại biểu Ban HĐND hoạt động chuyên trách có tính đến sự kế thừa giữa các nhiệm kỳ HĐND tỉnh để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động thường xuyên của Ban.
- Xây dựng quy chế phối hợp giữa Đảng đoàn HĐND tỉnh với Ban Cán sự đảng UBND tỉnh để chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh.
Thường trực HĐND tỉnh cần thường xuyên xem xét kết quả giám sát của các Ban của HĐND tỉnh để có kiến nghị UBND tỉnh giải quyết kịp thời về những vấn đề có tính cấp bách. Việc Thường trực HĐND tỉnh xem xét, cho ý kiến đối với các báo cáo kết quả giám sát của các Ban của HĐND sẽ tạo điều kiện để công tác hậu giám sát của các Ban HĐND ngày càng nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả.
Đảm bảo các điều kiện phục vụ hoạt động của HĐND, kinh phí hoạt động và các chế độ, chính sách cho đại biểu HĐND thực hiện đúng quy định của pháp luật. Quan tâm bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng của đại biểu HĐND. Bố trí đầy đủ đội ngũ cán bộ chuyên trách các Ban HĐND tỉnh và chuyên viên tham mưu, giúp việc cho Ban theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương./.
 
 
 
img 0029

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo Luật Tổ chức Chính quyền địa phương, luật hoạt động giám sát Quốc hội và HĐND các cấp, Quy chế hoạt động của HĐND tỉnh Khóa VI, nhiệm kỳ 2016-2021, ngay từ đầu nhiệm kỳ, Ban kinh tế - ngân sách đã ban hành quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ban theo từng vị trí, điều kiện công tác, tổ chức hoạt động theo theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số. Các đồng chí lãnh đạo chuyên trách có trách nhiệm triển khai thực hiện chương trình hoạt động hàng quý, tháng giữ vai trò điều hành trực tiếp các hoạt động của Ban, giữ mối liên hệ, cung cấp thông tin cho các thành viên Ban. Thực hiện điều hoà, phối hợp hoạt động với các Ban HĐND tỉnh duy trì họp giao với Thường trực HĐND tỉnh.
 
Bài, ảnh: Minh Sơn
 





 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết
Thăm dò ý kiến

Dự án Dân chấm điểm M-Score mang lại lợi ích gì?

Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập32
  • Hôm nay18,799
  • Tháng hiện tại166,816
  • Tổng lượt truy cập9,119,896
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây