Quảng Trị tiếp tục phiên làm việc ngày thứ Hai, kỳ họp thứ Mười bốn, HĐND tỉnh khoá VIII với các hoạt động thảo luận sôi nổi tại Hội trường

Thứ năm - 08/12/2022 05:56 2.432 0
Ngày 08/12/2022, dưới sự chủ trì của đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang và các Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, kỳ họp thứ Mười bốn, HĐND tỉnh tiếp tục phiên họp ngày thứ Hai để tổ chức thảo luận các vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế xã hội, các tờ trình, đề án và các nội dung theo luật định.
 
Như thường lệ, Thư ký kỳ họp đã trình bày báo cáo tổng hợp thảo luận của các Tổ đại biểu HĐND tỉnh. Theo báo cáo thì đa số đại biểu đánh giá cao việc chuẩn bị các văn bản trình kỳ họp và thống nhất với nội dung các báo cáo, tờ trình, đề án, dự thảo nghị quyết của Thường trực HĐND, UBND và các cơ quan tư pháp. Trong đó, một số Tổ đại biểu đề nghị UBND tỉnh bổ sung một số chỉ tiêu, tiếp tục tập trung chỉ đạo giải quyết dứt điểm những hạn chế, tồn tại đã chỉ ra để chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế xã hội năm 2023.
 
kh14 b


Tại phiên thảo luận, các đại biểu đã nêu ra nguyên nhân một số chỉ tiêu của ngành nông nghiệp không đạt, nguyên nhân chủ yếu do ngành Nông nghiệp thiếu giải pháp căn cơ hiệu quả để thực hiện các quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT, do ngư trường đánh bắt thủy hải sản ngày càng cạn kiệt, diện tích dành cho nuôi trồng thủy sản vùng ven biển bị thu hẹp...Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đã phân tích vai trò của doanh nghiệp và HTX trong các khâu liên kết, dẫn dắt người nông dân sản xuất theo chuỗi giá trị chưa cao, ảnh hưởng đến năng suất lao động cũng như giá trị sản phẩm làm ra chưa tương xứng (Đại biểu Trần Văn Bến, Tổ đại biểu ứng cử tại đơn vị huyện Hướng Hóa). Phiên thảo luận đã nêu thực trạng hệ thống giao thông trên địa bàn các xã miền núi huyện Đakrông xuống cấp, nguy cơ sạt lở cao…đề nghị tỉnh cần quan tâm cân đối bố trí nguồn lựctiếp tục triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số...Tỉnh cần phải tìm ra điểm nghẽn ở khâu vào, nguyên nhân khách quan, chủ quan, trách nhiệm của đơn vị, địa phương có liên quan để tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn. Đẩy mạnh hơn nữa cải cách hành chính làm cơ sở quan trọng để triển khai thực hiện các nhiệm vụ (Đại biểu Trần Khánh Vũ - Tổ đại biểu ứng cử tại đơn vị huyện Đakrông)

Liên quan đến việc giải trình làm rõ một số ý kiến của đại biểu, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giải trình làm rõ đối với các chỉ tiêu là sản lượng lương thực có hạt và tổng sản lượng thủy sản chưa đạt kế hoạch đề ra, nguyên nhân do vụ đông xuân năm nay đã xảy ra đợt mưa lũ bất thường, nằm ngoài dự tính của các cơ quan chuyên môn, vượt quá khả năng chống lũ của các công trình thủy lợi và và người dân trên địa bàn, làm giảm hơn 52.405,3 tấn lương thực so với vụ đông xuân 2020-2021. Đối với tỷ lệ hộ gia đình ở nông thôn sử dụng nước sinh hoạt, ngành cho biết dự kiến đến cuối năm 2022 tỉ lệ hộ gia đình nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 95,12%, tăng 1,64% so với kế hoạch là 93,48% là có cơ sở. Số liệu chính xác sẽ được ngành Nông nghiệp thống kê cụ thể số lượng công trình được nâng cấp, sửa chữa, số lượng các thiết bị lọc nước được trang cấp cho hộ gia đình, số công trình cấp nước nhỏ lẻ được khôi phục (Đại biểu Hồ Xuân Hòe, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

Tiếp tục việc giải trình của Ngành Xây dựng về quy hoạch mạng lưới cung cấp cho khu vực dân cư đô thị, hiện có 6 nhà máy cấp nước đã khai thác vượt quá công suất. Theo quy hoạch đã phân thành 5 vùng cấp nước chính trên địa bàn tỉnh, tận dụng các nguồn nước có trữ lượng lớn nhất có thể để kêu gọi đầu tư các nhà máy xử lý nước, đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch cho người dân, giải phóng các nhà máy nước đã lạc hậu, không còn đáp ứng yêu cầu. Năm 2023, ngành sẽ tiến hành rà soát lại tỉ lệ dân cư đô thị sử dụng nước sạch, trên cơ sở đó sẽ đề xuất tỉnh có cơ chế hỗ trợ để đảm bảo bao phủ tỉ lệ người dân đô thị sử dụng nước sạch (Đại biểu Nguyễn Thanh Hải - Giám đốc Sở Xây dựng)

 
kh14 c


Đối với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đại biểu tổ thành phố Đông Hà đề xuất phương án gia hạn thời gian thực hiện việc đo đạc để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đồng thời tăng cường cán bộ thực hiện công tác này cho chính quyền cấp xã vì khối lượng công việc lớn trong khi lực lượng còn mỏng. Về công tác giải phóng mặt bằng triển khai thực hiện các dự án, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng quy trình chung về giải phóng mặt bằng. Việc vướng mắc trong bố trí vốn các công trình, dự án có sử dụng đất, đề nghị cần vận dụng linh hoạt, giao cho UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch sử dụng đất khi cấp huyện bố trí vốn để triển khai thực hiện hiệu quả. Về dự án đầu tư xây dựng 1,3 km vỉa hè đường Hùng Vương, trong điều kiện khó khăn của tỉnh hiện nay, đề nghị có thể thay thế làm làm bằng đá terrazzo để giảm chi phí, phần vốn còn lại dành để làm một số tuyến đường khác. Đề nghị tỉnh tiếp tục kêu gọi nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tuyến đường tránh phía Đông thành phố Đông Hà, đề xuất bố trí nguồn vốn sửa chữa một số đoạn giao thông trên đường Điện Biên Phủ đã hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng. (Đại biểu Nguyễn Chiến Thắng - Tổ đại biểu ứng cử tại đơn vị thành phố Đông Hà).

Đại biểu thị xã Quảng Trị đã phản ảnh thực trạng sạt lở bờ sông Thạch Hãn đã diễn ra nhiều năm, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân, đại biểu đề nghị tỉnh quan tâm bố trí nguồn vốn xây dựng kè bờ sông ở một số khu vực như xã Hải Lệ, phường An Đôn, Phường 1, giảm nguy cơ sạt lở. Đề nghị quan tâm triển khai các dự án di dân để người dân sớm ổn định cuộc sống. Đối với thị xã Quảng Trị, vấn đề xử lý các trụ sở cũ vẫn còn nhiều vướng mắc, đề nghị tỉnh sớm quan tâm tháo gỡ, phê duyệt phương án để địa phương tiến hành đấu giá, tránh lãng phí tài sản công.... (Đại biểu Văn Ngọc Lãm - Tổ đại biểu ứng cử tại đơn vị Thị xã Quảng Trị)

Thông tin về những kết quả đạt được trên lĩnh vực tài nguyên, môi trường, hiện nay ngành đã cơ bản hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn toàn tỉnh. Hoàn thành quy hoạch sử dụng đất đối với 10/10 đơn vị làm cơ sở triển khai các công trình dự án. Hoàn thành công tác GPMB để có cơ sở triển khai các công trình dự án. Kết nối liên thông dữ liệu giữa hệ thống thông tin đất đai và hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh theo chỉ đạo của UBND tỉnh. Hoàn thiện và liên thông với Cục Thuế tỉnh về chuyển thông tin đất đai để thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai trên địa bàn tỉnh nhằm phục vụ người dân và doanh nghiệp. Để tăng cường công tác quản lý đất đai trong thời gian tới, đề nghị tỉnh cần sớm ban hành các văn bản chỉ đạo về công tác GPMB, tăng cường công tác quản lý đất đai. Đề xuất thành lập Chi cục Quản lý đất đai để hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ liên quan hiệu quả, tổ chức lại trung tâm phát triển quỹ đất cấp huyện để tăng cường hơn nữa hiệu quả công tác GPMB...Đề xuất UBND tỉnh đầu tư xây dựng hoàn chỉnh cơ sở dữ liệu đất đai trong năm 2023, liên thông thực hiện đề án 06 về lĩnh vực đất đai, chuyển đổi số của ngành (Đại biểu Nguyễn Trường Khoa, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường)

 
kh14 a 1


Báo cáo tiến độ triển khai dự án Cảng Hàng không Quảng Trị, Ngành Giao thông vận tải cho biết ngành đã nỗ lực kết nối các bộ, ngành, hoàn thành các thủ tục thuộc phạm vi thẩm quyền của sở, hiện dự án đang chờ Hội đồng thẩm định quốc gia phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi. Đối với các dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy, Khu Công nghiệp Quảng Trị, để triển khai nhanh các dự án thì các đơn vị, địa phương liên quan cần kiểm tra lại hồ sơ thủ tục, triển khai giải phóng mặt bằng để sớm được phê duyệt quy hoạch cũng như tiến hành các phần việc tiếp theo. Về dự án Đường tránh lũ phía nam huyện Triệu Phong và phía tây huyện Cam Lộ chậm tiến độ, nguyên nhân là do các dự án này được các địa phương làm chủ đầu tư, không thuộc thẩm quyền giải quyết của sở. Tương tự, tuyến đường Điện Biên Phủ thuộc Khu Quản lý đường bộ 2, Cục Đường bộ Việt Nam quản lý (Đại biểu Trần Hữu Hùng, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải).
Liên quan đến chỉ tiêu trường học đạt tiêu chí trường chuẩn quốc gia, ngành Giáo dục cho biết chỉ tiêu này hiện nay mới chỉ ước đạt 53,8%. Theo quy định tại thông tư của Bộ, trường đạt chuẩn quốc gia phải đạt 5 tiêu chuẩn gồm: tổ chức và quản lý nhà trường; cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh; cơ sở vật chất và thiết bị dạy học; quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội; hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục. Đối chiếu với quy định này thì các trường đều đạt 4 tiêu chuẩn, riêng tiêu chuẩn cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học không đạt do khó khăn về nguồn lực đầu tư. Quá trình thực hiện việc sáp nhập các trường cũng là nguyên nhân dẫn đến giảm tỉ lệ trường chuẩn quốc gia. Ngành đề xuất tỉnh tiếp tục quan tâm dành nhiều nguồn lực hơn nữa đầu tư cơ sở vật chất cho các đơn vị trường học, đáp ứng điều kiện dạy và học hiện nay cũng như đạt tiêu chí trường chuẩn quốc gia (Đại biểu Lê Thị Hương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo)

Đối với các chức danh cán bộ đoàn thanh niên khi hết tuổi đoàn, số biên chế này còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc sắp xếp, bố trí trong biên chế hiện có. Đề nghị tỉnh có chính sách thiết thực đối với số cán bộ dôi dư sau sáp nhập các đơn vị  hành chính tại địa phương. (Đại biểu Ngô Quang Chiến - Giám đốc Sở Nội vụ)...
                                                                                           Tin, ảnh: TRÚC PHƯƠNG

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết
Thăm dò ý kiến

Dự án Dân chấm điểm M-Score mang lại lợi ích gì?

Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập100
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm99
  • Hôm nay10,845
  • Tháng hiện tại358,549
  • Tổng lượt truy cập6,932,766
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây