Một số kết quả bước đầu trong việc thực hiện Đề án đầu tư cải tạo, xây dựng nhà vệ sinh và cung cấp nước sạch trong trường học trên đại bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2020 – 2025

Thứ tư - 17/08/2022 04:19 1.994 0
Toàn tỉnh hiện có 399 đơn vị trường học (bao gồm cả công lập và tư thục), trong đó Mầm non: 166 trường; Tiểu học và THCS: 80 trường; THCS: 42 trường; THCS&THPT: 7 trường; THPT: 24 trường; Trường phổ thông nhiều cấp: 02 trường; Các trung tâm giáo dục: 10 đơn vị. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có 33 trung tâm ngoại ngữ, tin học tư thục, 11 tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học, 08 đơn vị tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống.
 
Một số kết quả bước đầu trong việc thực hiện Đề án đầu tư cải tạo, xây dựng nhà vệ sinh và cung cấp nước sạch trong trường học trên đại bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2020 – 2025

Qua hơn 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 39/2019/NQ-HĐND ngày 06/12/2019 của HĐND tỉnh (khóa VII) về Đề án đầu tư cải tạo, xây dựng nhà vệ sinh và cung cấp nước sạch trong trường học giai đoạn 2020-2025, bước đầu đạt được một số kết quả quan trọng, góp phần vào việc tăng cường cơ sở vật chất, đảm bảo vệ sinh môi trường và cung cấp nước sạch cho học sinh và giáo viên trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn.

Qua thống kê cho thấy tổng số nhà vệ sinh được xây dựng mới trong giai đoạn 2020-2022: 123/KH 143 nhà vệ sinh, đạt tỷ lệ 86,01% so với nghị quyết (cụ thể, bậc mầm non: 34 nhà vệ sinh; bậc tiểu học: 29 nhà vệ sinh; bậc THCS: 38 nhà vệ sinh; bậc THPT: 22 nhà vệ sinh). Tổng số nhà vệ sinh được cải tạo, sửa chữa 182/KH 2.583 nhà, đạt tỷ lệ 7,05% so với nghị quyết (cụ thể bậcMầm non: 86 nhà vệ sinh; bậc Tiểu học: 48 nhà vệ sinh; bậc THCS: 18 nhà vệ sinh; bậc THPT:30 nhà vệ sinh). Tổng số công trình cung cấp nước sạch được đầu tư là: 67/KH 292 công trình, đạt tỷ lệ 22,94% so với nghị quyết (cụ thể công trình giếng khoan, đào: 66 công trình; công trình nước tự chảy: 01 công trình).

Kinh phí đầu tư cải tạo, xây dựng nhà vệ sinh và cung cấp nước sạch đã thực hiện: 37.811,04 triệu đồng (đạt tỷ lệ 34,88%), trong đó: Kinh phí thực hiện xây dựng mới nhà vệ sinh: 19.099,02 triệu đồng (đạt tỷ lệ 89,04%) so với chỉ tiêu của nghị quyết; kinh phí thực hiện cải tạo, sửa chữa nhà vệ sinh: 15.447,28 triệu đồng (đạt tỷ lệ19,93%) so với chỉ tiêu của nghị quyết; kinh phí xây dựng hệ thống nước sạch: 3.264,72 triệu đồng (đạt tỷ lệ 34%) so với chỉ tiêu của nghị quyết.

 
vhxh2


Việc huy động và phân bổ các nguồn vốn đầu tư cải tạo, xây dựng nhà vệ sinh và công trình nước sạch cơ bản đảm bảo thực hiện theo yêu cầu của nghị quyết đề ra trên cả 03 vùng. Vùng 1 (huyện miền núi Hướng Hóa, Đakrông): Nguồn vốn huy động khác (đạt 46%/5% KH); nguồn ngân sách sự nghiệp giáo dục (đạt 27%/15% KH); vốn chương trình MTQG (đạt 8,5%/25%KH); nguồn vốn xây dựng ngân sách tỉnh (đạt 5,9%/30% KH); nguồn vốn ngân sách huyện (11,8%/25% KH). Vùng 2 (huyện đồng bằng Triệu Phong, Hải Lăng, Gio Linh, Vĩnh Linh, Cam Lộ): Nguồn vốn ngân sách sự nghiệp giáo dục (đạt 31,3%/20% KH); nguồn vốn ngân sách huyện (đạt 38,8%/25%); nguồn vốn CTMTQG (đạt 4,4%/25% KH); nguồn huy động khác (đạt 25,3%/30% KH). Vùng 3 (thành phố Đông Hà, thị xã Quảng Trị): Nguồn vốn ngân sách sự nghiệp giáo dục (đạt 86,6%/20% KH); nguồn vốn NS huyện (đạt 9,6%/30% KH); nguồn huy động khác (đạt 3,7%/50% KH).

Từ những kết quả nêu trên có thể khẳng định việc bố trí nguồn vốn từ ngân sách tỉnh và sự nghiệp giáo dục cơ bản đảm bảo chỉ tiêu nghị quyết đề ra. Bên cạnh đó các địa phương đã huy động xã hội hóa và thực hiện tốt việc lồng ghép nguồn vốn từ các Chương trình mục tiêu quốc gia để xây dựng hệ thống nhà vệ sinh, nước sạch trong nhà trường. Một số trường học đã tích cực thực hiện tốt việc tiết kiệm nguồn kinh phí thường xuyên để đầu tư xây dựng các công trình vệ sinh đáp ứng yêu cầu dạy và học trong nhà trường. Nhờ vậy, số lượng công trình nhà vệ sinh đầu tư xây mới đạt tỷ lệ caocơ bản đáp ứng tiêu chuẩn thiết kế nhà vệ sinh cho các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

 
vhxh3


Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 39/NQ-HĐND, ngày 06/12/2019 của HĐND tỉnh (khóa VII) vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn, bất cập đó là: Một số địa phương chưa kịp thời xây dựng và ban hành kế hoạch để thực hiện; công tác rà soát, thống kê nhu cầu cần đầu tư xây dựng các công trình nhà vệ sinh, nước sạch còn chậm, lúng túng trong phân bổ và lồng ghép các nguồn vốn. Tỷ lệ nhà vệ sinh được cải tạo, sửa chữa đạt thấp so với mục tiêu nghị quyết (đạt 7,05%), trong khi đó hệ thống nhà vệ sinh nhiều nơi xuống cấp nghiêm trọng. Định mức chi phí xây dựng các công trình vệ sinh, nước sạch theo nghị quyết còn thấp (xây mới 150 triệu đồng/nhà vệ sinh; cải tạo 30 triệu đồng/nhà vệ sinh; nước sạch 40 triệu đồng/công trình) so với giá cả thị trường hiện nay nên các địa phương gặp khó khăn trong việc triển khai thực hiện. Công tác lồng ghép các nguồn vốn và kêu gọi xã hội hóa ở một số địa phương thực hiện chưa tốt, dẫn đến tình trạng có nơi trường học được đầu tư nhưng không có kinh phí hoàn thiện hệ thống nhà vệ sinh, nước sạch nên không thể đưa vào sử dụng, gây lãng phí cơ sở vật chất trường học. Công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc các địa phương, đơn vị trong việc triển khai thực hiện các nội dung nghị quyết chưa thường xuyên, kịp thời nên một số địa phương chưa xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện, dẫn đến hiệu quả thấp.

Nhằm phát huy những kết quả đạt được, kịp thời khắc phục những hạn chế, khó khăn, bất cập trong quá trình triển khai thực hiện nghị quyết, thời gian tới tỉnh cần phải tăng cường công tác giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 39/2019/NQ-HĐND ngày 06/12/2019 của HĐND tỉnh. Nghiên cứu xem xét sửa đổi, bổ sung một số nội dung nghị quyết số 39/2019/NQ-HĐND, trong đó xem xét, rà soát về điều chỉnh cơ cấu các nguồn vốn; điều chỉnh định mức chi phí xây dựng các công trình vệ sinh, nước sạch để phù hợp với tình hình biến động giá cả như hiện nay. Chỉ đạo công tác đánh giá, rà soát, thông kê các công trình nhà vệ sinh, nước sạch đã xuống cấp cần sửa chữa, nâng cấp, đầu tư xây mới trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nghiên cứu ban hành cơ chế lồng ghép nguồn vốn từ các Chương trình mục tiêu Quốc gia trong giai đoạn 2021-2025 và các nguồn vốn khác để đầu tư xây dựng các công trình vệ sinh, nước sạch nhằm hoàn thành các mục tiêu nghị quyết đề ra. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể để triển khai thực hiện có hiệu quả nghị quyết; làm tốt công tác xã hội hóa nhằm huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục, nhất là đầu tư sửa chữa, nâng cấp, xây mới các công trình vệ sinh và nước sạch theo mục tiêu nghị quyết đã xác định; làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận trong xã hội để mọi người dân ủng hộ và chia sẻ trách nhiệm với chính quyền và ngành giáo dục trong triển khai thực hiện nghị quyết. Tổ chức sơ kết việc thực hiện nghị quyết của HĐND tỉnh làm cơ sở để xây dựng các giải pháp thực hiện có hiệu quả các nội dung của nghị quyết trong giai đoạn từ 2022-2025.
                                                     
Tin, bài: Nguyễn Đức Lý
 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết
Thăm dò ý kiến

Dự án Dân chấm điểm M-Score mang lại lợi ích gì?

Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập18
  • Hôm nay6,616
  • Tháng hiện tại175,491
  • Tổng lượt truy cập10,378,137
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây