Ban Dân tộc, HĐND tỉnh -Dấu ấn một nhiệm kỳ

Thứ ba - 27/04/2021 20:37 1.784 0
Với tỷ lệ dân số miền núi và đồng bào DTTS khá cao, sinh sống ở địa bàn xung yếu về an ninh, quốc phòng nên Quảng Trị được Ủy ban thường vụ Quốc hội chấp thuận cho thành lập Ban Dân tộc HĐND tỉnh theo Nghị quyết số 03/NQ-HĐND, ngày 30/6/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị tỉnh khóa VII, nhiệm kỳ 2016 - 2021. Được sự quan tâm sâu sát của lãnh đạo tỉnh và Thường trực HĐND tỉnh, sự phối hợp của UBND, UBMTTQVN tỉnh và các ngành hữu quan, hoạt động của Ban Dân tộc HĐND tỉnh đã từng bước đạt hiệu quả, từ đó nâng cao vị thế, vai trò của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.
 
Ban Dân tộc, HĐND tỉnh -Dấu ấn một nhiệm kỳ
Thấm nhuần quan điểm của Đảng: “Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển", nhằm thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số Quảng Trị, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống cho đồng bào, bảo đảm về quốc phòng - an ninh. Trong nhiệm kỳ vừa qua, Ban Dân tộc hoàn thành tốt những trọng trách, nhiệm vụ của mình. Ban đã tổ chức hàng chục đợt thẩm tra, trực tiếp khảo sát, giám sát và làm việc với các đơn vị, địa phương về tình hình thực hiện các chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh trên lĩnh vực dân tộc và tôn giáo, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số của Trung ương và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh như: Chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú; chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số; Chương trình 135; chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số; chính sách hỗ trợ đất ở và kinh phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở các xã khu vực III, thôn, bản đặc biệt khó khăn; chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu sốHYPERLINK "https://hethongvanban.quangtri.gov.vn/Nghi-quyet/nghi-quyet-ve-chinh-sach-dao-tao-boi-duong-can-bo-cong-chuc-cap-xa-nguoi-dan-toc-thieu-so-tinh-quang-tri-giai-doan-2018-2025-chien-luoc-den-nam-2030-837933/"; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa vật thể, phi vật thể và các nghệ nhân đồng bào dân tộc thiểu số; tình hình ma túy vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Trị.

Đối với công tác thẩm tra việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh hàng năm, Ban đã chủ động tổ chức làm việc với các đơn vị sở ngành và các địa phương miền núi, kết hợp với nghiên cứu các báo cáo của UBND tỉnh, qua đó để chỉ ra một số khó khăn, hạn chế, vướng mắc đối với địa bàn miền núi và đề xuất HĐND, UBND tỉnh bổ sung nhiệm vụ, giải pháp góp phần thực hiện hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh.
Đối với công tác thẩm tra các tờ trình và dự thảo nghị quyết chuyên đề, Ban đã tập trung nghiên cứu, tổ chức làm việc, khảo sát, giám sát, hội thảo phục vụ công tác thẩm tra. Qua thẩm tra, đã đề xuất làm rõ và điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi một số nội dung để phù hợp với quy định pháp luật và tình hình thực tế của địa phương để khi các chính sách, các nghị quyết ban hành sẽ dễ áp dụng và đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn.

Ban đã thực hiện việc giám sát tại kỳ họp, giữa hai kỳ họp, giám sát thường xuyên và giám sát chuyên đề đối với các hoạt động của UBND và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh trong việc chấp hành, tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, triển khai thực hiện các chính sách của Trung ương và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh thuộc lĩnh vực Ban phụ trách. Thông qua việc xem xét các báo cáo của UBND tỉnh và các cơ quan tư pháp trình kỳ họp, hoạt động thảo luận, tranh luận, chất vấn, trả lời chất vấn tại kỳ họp, các văn bản ban hành giữa hai kỳ họp của UBND tỉnh, Ban dân tộc HDND tỉnh đã thực hiện tốt chức năng giám sát của mình theo quy định của pháp luật.

Sau giám sát, Ban đã có những đề xuất kiến nghị và trình Thường trực HĐND tỉnh đúng luật định. Về cơ bản, các kiến nghị, đề xuất được đơn vị chịu sự giám sát và các cấp chính quyền địa phương liên quan kịp thời khắc phục các vướng mắc, hạn chế để thực hiện hiệu quả những chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh như: Bổ sung đối tượng và địa bàn thụ hưởng chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú theo Quyết định 85/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020 theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ.
Ngoài chương trình giám sát theo kế hoạch đã đề ra, Ban thường xuyên tham gia các đợt giám sát, khảo sát của Thường trực, các Ban của HĐND tỉnh. Phối hợp tốt với Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh, các Ban Đảng của Tỉnh ủy, UBMTTQVN tỉnh, các cơ quan ban, ngành cấp tỉnh và chính quyền các địa phương để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ hoạt động thẩm tra, giám sát, khảo sát. Phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh và cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh chuẩn bị tốt các nội dung báo cáo, dự thảo Nghị quyết trình kỳ họp và giải quyết những vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp.

Với phương châm tập trung hướng về cơ sở, gần dân, sát dân, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số, nhiệm kỳ vừa qua, các thành viên của Ban trên cương vị, lĩnh vực công tác và địa bàn phụ trách đã thực hiện nghiêm túc việc tiếp xúc cử tri theo luật định và liên hệ chặt chẽ với cử tri nơi ứng cử để lắng nghe các ý kiến, kiến nghị hợp pháp chính đáng của cư tri phản ánh đến Ban, Thường trực và kỳ họp Hội đồng nhân dân.

 
bdt1

Để có được những kết quả nêu trên, từ những bài học kinh nghiệm được rút ra trong quá trình tổ chức hoạt động của Ban Dân tộc, đó là Ban đã chú trọng nâng cao chất lượng thẩm tra, tăng tính phản biện để giúp cho đại biểu có cơ sở quan trọng trong việc xem xét, thảo luận và quyết định các nội dung của kỳ họp liên quan đến lĩnh vực dân tộc. Thường xuyên theo dõi, giám sát chặt chẽ việc triển khai thực hiện các chính sách dân tộc để kịp thời phát hiện và kiến nghị biện pháp xử lý các bất cập, hạn chế. Tăng cường đi thực tế cơ sở, theo dõi giám sát hoạt động của các cơ quan chức năng trong việc thực hiện các quy định của pháp luật, nghị quyết của HĐND, xem xét, giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri liên quan đến lĩnh vực dân tộc và địa bàn miền núi. Tập trung vào những lĩnh vực bức xúc, nổi cộm đang được cử tri và đồng bào DTTS quan tâm, đồng thời phải thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kiến nghị sau giám sát của các cơ quan, đơn vị. 

Từ những kết quả đạt được trong nhiệm kỳ qua, tập thể Ban Dân tộc HDND tỉnh vinh dự được HĐND tỉnh và UBND tỉnh tặng bằng khen. Để đạt được những kết quả như vậy, Ban rút ra một số bài học như sau:

Thứ nhất, Trong các hoạt động Ban phải luôn bám sát sự chỉ đạo của Thường trực HĐND tỉnh; phối hợp thường xuyên chặt chẽ với UBMTTQVN tỉnh, UBND tỉnh và các cơ quan hữu quan; đồng hành gắn bó mật thiết với Nhân dân, nhất là đồng bào DTTS, địa bàn miền núi để lắng nghe, nắm bắt những tâm tư nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của đồng bào để kịp thời đề xuất những quyết sách đúng đắn, hợp lòng dân và sát với thực tiễn. 

Thứ hai, đối với ủy viên của Ban, cần lựa chọn, giới thiệu những đại biểu HĐND có đủ tiêu chuẩn về trình độ, năng lực, tinh thần trách nhiệm, đặc biệt là có tâm huyết với công việc, tham gia tích cực các hoạt động của Ban.

Thứ ba, luôn đề cao vai trò, trách nhiệm, đổi mới hoạt động của Ban nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả gắn với việc nâng cao chất lượng bộ phận tham mưu, giúp việc của Ban theo hướng ngày càng chuyên nghiệp, hiệu quả.

Thứ tư, tăng cường trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng trong hoạt động giữa Ban Dân tộc HĐND các tỉnh để học hỏi kinh nghiệm nhằm đổi mới và hoàn thiện các hoạt động của Ban, đồng thời phát huy vai trò của các cơ quan thông tấn, báo chí, trong hoạt động tuyên truyền các nội dung khảo sát, giám sát và thẩm tra.

Có thể khẳng định, Ban Dân tộc đã có một nhiệm kỳ thành công, đáp ứng được kỳ vọng của đông đảo quần chúng nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn. Đây là những thành quả quan trọng để nhiệm kỳ 2021-2126 kế thừa, phát huy, phát triển, hoạt động sáng tạo, hiệu quả hơn nữa nhằm góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, vai trò, uy tín của Ban nói riêng và của các cơ quan dân cử nói chung./.
Tin, ảnh: Mai Thị Ánh Linh
 

Tổng số điểm của bài viết là: 9 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 4.5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết
Thăm dò ý kiến

Dự án Dân chấm điểm M-Score mang lại lợi ích gì?

Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập86
  • Hôm nay6,616
  • Tháng hiện tại177,247
  • Tổng lượt truy cập10,379,893
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây