Ban Dân tộc HĐND tỉnh khảo sát việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa vật thể, phi vật thể tại huyện Hướng Hóa

Thứ ba - 16/08/2022 06:34 629 0
Ngày 10.8.2022, Ban Dân tộc HĐND tỉnh tổ chức khảo sát việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa vật thể, phi vật thể và các nghệ nhân đồng bào dân tộc thiểu số tại 2 xã Hướng Lập và Hướng Việt (huyện Hướng Hóa).
 
Ban Dân tộc HĐND tỉnh khảo sát việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa vật thể, phi vật thể tại huyện Hướng Hóa

Hướng Việt và Hướng Lập là 02 xã biên giới, đa số là bà con đều là người Vân Kiều. Thời gian qua, việc giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa vật thể, phi vật thể được Nhân dân và địa phương quan tâm nên vẫn còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa như: Một số lễ hội độc đáo như lễ cúng lúa mới, tục cưới truyền thống, lễ bỏ mả; làn điệu dân ca Tà Oải, Oát xà nớt; nghề truyền thống đan lát, dệt thổ cẩm, làm chổi đót, rượu cần. 
 
dantoc 2


Tuy nhiên, hiện nay, công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể trên địa bàn 2 xã Hướng Việt, Hướng Lập còn gặp nhiều khó khăn. Do tác động hội nhập các nền văn hóa, nên các làn điệu dân ca, dân vũ truyền thống đang dần bị mai một, những người am hiểu và biết những làn điệu này không còn nhiều và ngày càng già nhưng thế hệ trẻ chưa được truyền dạy vì vậy các làn điệu này đang đứng trước nguy cơ thất truyền. Các nghề truyền thống cũng chưa được khôi phục và phát triển do không có vốn đầu tư và chưa tìm được đầu ra cho sản phẩm.

Mặc dù có nhiều lợi thế tiềm năng phát triển du lịch với cảnh quan mây núi tuyệt đẹp, hệ thống hang động thần bí: Kolum, Tà Puồng (Hướng Việt), Brai (xã Hướng Lập); thác Tà Puồng (xã Hướng Việt) hùng vĩ và thơ mộng nhưng những lợi thế này chưa được khai thác và phát huy hiệu quả do chưa được đầu tư.

 
dan toc 3


Tại các buổi làm việc, lãnh đạo các xã đã đề xuất một số nội dung như: tỉnh cần quan tâm hơn nữa việc đầu tư nguồn lực để xây dựng các thiết chế văn hoá ở thôn, bản; tăng cường công tác đào tạo và có cơ chế đặc thù đối với đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức các hoạt động văn hóa ở vùng sâu, vùng xa; bố trí kinh phí để đầu tư, phục dựng lại một số lễ hội; hỗ trợ kinh phí để những người am hiểu và biết những làn điệu dân ca mở lớp dạy cho thế hệ trẻ, đồng thời tạo điều kiện để các đối tượng trên được công nhận là nghệ nhân; tạo mọi điều kiện cho địa phương khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh về du lịch sinh thái, khôi phục và phát huy các nghề truyền thống như dệt may, đan lát.
 
dan toc 1

Phát biểu thống nhất một số nội dung của các buổi làm việc và khảo sát thực địa, ông Lê Minh Tuấn - TUV, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Trưởng đoàn khảo sát đã ghi nhận những nỗ lực trong việc giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa vật thể, phi vật thể của cán bộ và Nhân dân địa phương, đồng thời đề nghị cấp ủy và chính quyền địa phương cần quan tâm nhiều hơn nữa việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa vật thể, phi vật thể gắn với việc bài trừ các hủ tục.  Điều tra, sưu tầm, thống kê cụ thể chi tiết văn hóa vật thể, phi vật thể, tổ chức phục dựng các lễ hội truyền thống đặc sắc của đồng bào các dân tộc đang có nguy cơ mai một, khuyến khích, động viên các nghệ nhân truyền dạy đàn, hát làn điệu dân ca, cách đan lát cho thế hệ trẻ để giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống. Tiếp tục quản lý, bảo vệ tốt các hang động, thác nước gắn với phát triển làng nghề truyền thống để dần dần xây dựng các sản phẩm du lịch mang thương hiệu địa phương. Đối với những kiến nghị, đề xuất của các địa phương, Ban Dân tộc HĐND tỉnh Quảng Trị ghi nhận, tiếp thu và sẽ tổng hợp, báo cáo tại các kỳ họp HĐND tỉnh sắp tới. 
Tin, ảnh: Mai Linh

Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết
Thăm dò ý kiến

Dự án Dân chấm điểm M-Score mang lại lợi ích gì?

Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập21
  • Hôm nay6,616
  • Tháng hiện tại175,876
  • Tổng lượt truy cập10,378,522
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây