Công tác đầu tư bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hoá và những vấn đề đặt ra đối với tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới

Chủ nhật - 30/06/2024 23:08 71 0
Nghị quyết số 167/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về đầu tư bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hoá trên địa bàn tỉnh Quảng Trị sau hơn 02 năm triển khai thực hiện đạt được nhiều kết quả quan trọng, song cũng đặt ra nhiều vấn đề cần phải quan tâm giải quyết. Báo cáo số 34/BC-HĐND ngày 12/6/2024 của Ban VHXH HĐND tỉnh về giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 167/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh đã nêu bật những kết quả đạt được, đồng thời chỉ ra những hạn chế cần phải khắc phục trong thời gian tới nhằm thực hiện có hiệu quả nghị quyết đề ra.
 
vhxh 1 2
Đ/c Hồ Thị Thu Hằng - UVBTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban VHXH chủ trì giám sát tại UBND huyện Đakrông

Để triển khai thực hiện Nghị quyết số 167/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của HĐND tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 26/KH-UBND ngày 16/02/2022; Kế hoạch số 228/KH-UBND ngày 04/12/2023 (điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch số 26/KH-UBND); Sở VHTT&DL đã ban hành các Kế hoạch số 254/KH-SVHTTDL ngày 23/02/2022, Kế hoạch số 2202/KH-SVHTTDL ngày 12/12/2023;  Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã đã ban hành kế hoạch để triển khai thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh và nghị quyết của HĐND tỉnh. Sau hơn 02 năm thực hiện Nghị quyết 167/NQ-HĐND của HĐND tỉnh, hệ thống di tích trên địa bàn tỉnh đã thực hiện việc cắm mốc, khoanh vùng, cắm bia, biển, nhiều điểm di tích đã được số hóa bằng quét mã QR code. Công tác quy hoạch, lập hồ sơ khoa học, hồ sơ pháp lý được các đơn vị, địa phương chú trọng. Đến nay, đã hoàn thành 90/293 hồ sơ khoa học (đạt tỷ lệ 30,7%), và hoàn thành 135/293 hồ sơ pháp lý (đạt tỷ lệ 46%) so với chỉ tiêu của nghị quyết.
 Công tác quy hoạch 03 di tích quốc gia đặc biệt gồm: di tích Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải; di tích thành phần Cảng Quân sự Đông Hà; di tích Địa đạo Vịnh Mốc và hệ thống làng hầm Vĩnh Linh được quan tâm triển khai thực hiện. Trong giai đoạn 2022-2023 tỉnh đã bố trí kinh phí 1.089/KH 7.000 triệu đồng (đạt 15,5%) để thực hiện công tác quy hoạch, đồng thời đang lập dự toán bổ sung kinh phí 2.199,7 triệu đồng để thực hiện công tác quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Địa đạo Vịnh Mốc và hệ thống làng hầm Vĩnh Linh.
 Công tác quy hoạch, đầu tư bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp di tích quốc gia và cấp tỉnh đã được UBND tỉnh bố trí kinh phí tại Quyết định số 3446/QĐ-UBND, phân bổ 1.324/KH 4.664 triệu đồng để đầu tư bảo tồn, tôn tạo đối với 02/08 di tích quốc gia (Địa điểm trận địa tên lửa bắn rơi B52 đầu tiên ở Việt Nam và Đình làng Câu Nhi và Danh nhân Bùi Dục Tài), đạt tỷ lệ 28,3%, và phân bổ kinh phí 2.346/KH 14.774 triệu đồng để thực hiện đầu tư, bảo tồn, tôn tạo 08/32 di tích cấp tỉnh, đạt tỷ lệ 15.9% so với chỉ tiêu nghị quyết. Công tác xã hội hóa các hoạt động bảo tồn, tôn tạo các di tích được các địa phương chú trọng và tích cực thực hiện, huy động nhiều nguồn đóng góp.
 Công tác khảo sát, lập nhiệm vụ quy hoạch, lập dự án đầu tư, xây dựng đề cương trưng bày, sưu tầm hiện vật đối với 04 di tích quốc gia dự kiến xin hỗ trợ từ ngân sách Trung ương và các nguồn xã hội hoá đang được triển khai gắn với Chương trình bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam, giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 1230/QĐ-TTg ngày 15/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ với tổng kinh phí là 124.600 triệu đồng, tuy nhiên đến nay đang chờ Chính phủ phân bổ kinh phí để thực hiện .
Việc thực hiện Nghị quyết 167/NQ-HĐND về cơ bản đảm bảo tiến độ hoàn thiện hồ sơ pháp lý, hồ sơ khoa học theo kế hoạch; công tác quy hoạch đất di tích, cắm mốc, xây dựng bia, biển được các địa phương quan tâm; công tác xã hội hóa được chú trọng, nhờ đó đã huy động nhiều nguồn lực trong xã hội để đầu tư, bảo tồn, tôn tạo các di tích; các địa phương đã phối hợp với các cơ quan, đoàn thể tuyên truyền về nội dung của nghị quyết nhằm phát huy giá trị lịch sử văn hóa của hệ thống di tích để phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương nói chung, trong đó có phát triển ngành du lịch của tỉnh nhà.
 Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 167/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của HĐND tỉnh vẫn còn những hạn chế, khó khăn đó là: Việc bố trí kinh phí đầu tư cho công tác bảo tồn, tôn tạo di tích còn chậm và đạt thấp so với mục tiêu của nghị quyết đề ra; nguồn vốn ngân sách tỉnh bố trí hàng năm chưa đảm bảo theo danh mục đầu tư và lộ trình thực hiện Nghị quyết 167/NQ-HĐND. Đến nay, UBND tỉnh mới phân bổ 3.670 triệu đồng vốn ngân sách tỉnh để đầu tư, tôn tạo di tích và 820 triệu đồng để hoàn thành hồ sơ khoa học trên kế hoạch 35.338 triệu đồng, đạt khoảng 12,7% so với chỉ tiêu nghị quyết. Công tác quy hoạch các di tích quốc gia đặc biệt còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra, dẫn đến một số nghị quyết HĐND tỉnh về phê duyệt chủ trương đầu tư công đối với các di tích quốc gia đặc biệt như: Đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải, Thành Cổ Quảng Trị chậm được tổ chức thực hiện. Di tích Cảng quân sự Đông Hà có diện tích là 1.552,6 ha, hiện nay đang là bãi đất trống, chưa thực hiện cắm mốc, lập hồ sơ pháp lý, khoanh vùng bảo vệ, gây mất mỹ quan đô thị và có nguy cơ mất dấu gốc của di tích. Nhiều di tích đã được xếp hạng nhưng xuống cấp, hư hỏng, chưa được bố trí kinh phí đầu tư, tôn tạo, tu bổ nên không đáp ứng được yêu cầu bảo vệ và phát huy giá trị của di tích. Việc thực hiện các thủ tục đầu tư, bảo tồn, tôn tạo các di tích còn một số vướng mắc, nhất là ở các cơ quan chuyên môn cấp huyện, song chưa kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền để tháo gỡ nên khó khăn trong công tác phân bổ vốn, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện nghị quyết. Việc hoàn thiện hồ sơ khoa học, hồ sơ pháp lý đã được các địa phương triển khai tích cực, tuy nhiên kết quả vẫn chưa đạt tiến độ của nghị quyết; một số di tích loại hình lịch sử chưa xác định cụ thể về vị trí và di tích loại hình khảo cổ chưa được cơ quan có thẩm quyền xác định quy mô, diện tích hoặc đang có sự chồng lấn về đất đai nên không có cơ sở lập hồ sơ pháp lý và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các di tích, trong đó có các di tích đề nghị Bộ VHTTDL công nhận di tích cấp quốc gia. Nhiều di tích còn lại hiện nay là phế tích chưa được rà soát cụ thể để đưa ra khỏi danh mục. Công tác cắm bia, biển được phân cấp cho các địa phương nhưng chưa thực sự được chú trọng, một số di tích thông tin trích dẫn trên bia, biển chưa chính xác, thiếu sự thống nhất về hình thức và nội dung, hình mẫu nên mỗi địa phương có cách làm khác nhau. Nguyên liệu sử dụng làm bia, biển một số nơi chưa đảm bảo chất lượng, chưa phù hợp với quy mô, tính chất của các di tích. Một số di tích đã được công nhận nhưng chưa phát huy được giá trị, còn để hoang hóa, chưa được quan tâm đầu tư; việc tổ chức các hoạt động văn hóa, lễ hội tại các điểm di tích còn ít, nên chưa thu hút được khách tham quan, du lịch. Công tác phân cấp quản lý các di tích đã được ban hành cách đây 30 năm (Quyết định số 706/QĐ-UB ngày 12/7/1996Quyết định số 2196/2004/QĐ-UBND ngày 16/7/2004 về việc phân cấp quản lý di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh), đến nay không còn phù hợp với thực tiễn quản lý, có sự chồng chéo giữa cấp tỉnh, huyện, xã nên khó khăn trong công tác bảo tồn, tôn tạo và kêu gọi các nguồn lực đầu tư, song chậm được rà soát để phân cấp lại.

 
vhxh 2 2
Đ/c Hồ Thị Thu Hằng - UVBTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban VHXH chủ trì giám sát tại UBND huyện Cam Lộ
 
          Để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ được đề ra trong Nghị quyết số 167/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của HĐND tỉnh, thời gian tới kiến nghị tỉnh cần quan tâm chỉ đạo thực hiện các nội dung sau:
          Thứ nhất: Đối với UBND tỉnh cần tiếp tục chỉ đạo bố trí kinh phí đảm bảo cho việc thực hiện nghị quyết đúng tiến độ và đạt các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra giai đoạn 2022 - 2025. Chỉ đạo các ngành chuyên môn tiếp tục hướng dẫn các địa phương, đơn vị thực hiện quy trình, thủ tục đầu tư đúng quy định để kịp thời phân bổ vốn đầu tư, tôn tạo các di tích đã được HĐND tỉnh thông qua. Sớm hoàn thành công tác quy hoạch đối với các di tích Quốc gia đặc biệt để tập trung đầu tư từ nguồn vốn đầu tư công đã bố trí trong giai đoạn 2020-2025. Chỉ đạo ngành chuyên môn và các địa phương khẩn trương thực hiện hoàn thành hồ sơ pháp lý đối với các di tích, nhất là việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các di tích đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai. Giải quyết các trường hợp đất di tích bị chồng lấn; bổ sung, hoàn thiện công tác quy hoạch đất đối với các di tích trên địa bàn. Chỉ đạo công tác rà soát, phân cấp thẩm quyền quản lý nhà nước đối với di tích cho các địa phương, đơn vị nhằm tạo sự chủ động trong việc quản lý, khai thác và huy động các nguồn xã hội hóa để thực hiện có hiệu quả công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích. Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương, đơn vị tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về di tích; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết.

          Thứ hai: Đối với Sở VHTT&DL phải triển khai thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về đầu tư, bảo tồn, tôn tạo các di tích, trong đó chú trọng công tác hoàn thiện hồ sơ pháp lý, hồ sơ khoa học của các di tích. Chủ động phối hợp với các địa phương rà soát đưa ra khỏi danh mục các di tích không phát huy được giá trị hoặc các thông tin lịch sử chưa chính xác. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương kịp thời tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo tháo gỡ những vướng mắc về công tác đầu tư theo kiến nghị của các địa phương. Nghiên cứu tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành quy định về phân cấp quản lý nhà nước đối với các di tích. Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương rà soát các thông tin ghi trên bia, biển cho phù hợp với hồ sơ khoa học của các di tích.

          Thứ ba: Đối với UBND các huyện, thành phố, thị xã cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến các nội dung nghị quyết, huy động nguồn lực xã hội hóa trong công tác bảo tồn, tôn tạo, đầu tư nhằm phát huy giá trị của di tích. Quan tâm bố trí ngân sách địa phương để thực hiện đầu tư, tôn tạo gắn với phát huy hiệu quả giá trị của các di tích lịch sử trên địa bàn. Triển khai công tác quy hoạch các di tích trên cơ sở đồng bộ với quy hoạch sử dụng đất của tỉnh, huyện, xã; thực hiện việc tu bổ, tôn tạo, phục dựng phải đảm bảo không làm sai lệch giá trị lịch sử của di tích. Phối hợp với các sở, ngành liên quan để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành việc lập hồ sơ pháp lý và hoàn thiện việc cắm mốc chỉ giới và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với di tích thuộc phạm vi quản lý.
Bài, ảnh: BBT
         
 
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết
Thăm dò ý kiến

Dự án Dân chấm điểm M-Score mang lại lợi ích gì?

Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập322
  • Hôm nay14,015
  • Tháng hiện tại362,140
  • Tổng lượt truy cập8,509,955
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây