Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Thứ tư - 20/04/2022 03:43 9.211 0
Trong những năm qua, được sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự phối hợp của các cấp, các ngành, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các cơ quan, đơn vị, địa phương đã chủ động đổi mới hình thức, phương pháp, lựa chọn nội dung pháp luật thiết thực, gắn với quyền và nghĩa vụ của người dân, phù hợp với điều kiện, đời sống xã hội vào từng thời điểm để tuyên truyền, phổ biến.
Thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đã góp phần nâng cao nhận thức pháp luật của cán bộ, công chức, người lao động và nhân dân; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tôn trọng và tự giác chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân trên địa bàn; trách nhiệm tự học tập, tìm hiểu pháp luật, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật trong cán bộ và nhân dân ngày càng được nâng cao. Đặc biệt, có nhiều địa phương, đơn vị đã có những cách làm hay, sáng tạo, lồng ghép giữa các cuộc hội nghị, giao ban, cuộc họp…để tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật từ đó nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền và phổ biến cho nhiều đối tượng. Thông qua hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật góp phần giúp nhân dân nắm bắt được chủ trương đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước để thực hiện. Công tác phổ biến giáo dục pháp luật có tác dụng rất lớn trong việc góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương và hạn chế các khiếu kiện, khiếu nại trái quy định của pháp.
 
image001 1
Ban Pháp chế HĐND tỉnh giám sát tại UBND huyện Đakrông

Mặc dù đạt được những kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc như:
Một là, nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận nhân dân chưa cao, dẫn đến tình hình vi phạm, tội phạm trong một số lĩnh vực và tai tệ nạn xã hội trong thời gian qua vẫn diễn biến phức tạp, một số loại tội phạm có chiều hướng gia tăng. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở miền núi, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn do địa bàn rộng, giao thông không thuận lợi, dân cư bố trí không đồng đều.
Hai là, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở một số đơn vị, địa phương thiếu linh hoạt, chưa được quan tâm đúng mức, chất lượng và hiệu quả chưa cao. Đội ngũ làm công tác PBGDPL đã được củng cố, kiện toàn, song một số báo cáo viên, tuyên truyền viên kỹ năng, kinh nghiệm tuyên truyền, phổ biến pháp luật có mặt chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra. Công tác tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ cho báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật còn chưa đáp ứng được yêu cầu, hiệu quả chưa cao.
Ba là, ngày pháp luật Việt Nam chưa thực sự được tổ chức hiệu quả, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong khối học sinh, sinh viên có nơi làm chưa thật sự tốt.
Bốn là, nguồn lực cho công tác PBGDPL còn khó khăn; kinh phí hàng năm bố trí cho công tác tuyên truyền, PBGDPL còn rất hạn chế. Cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo cho hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cấp huyện, cấp xã chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Ở cấp xã, vẫn còn nhiều địa phương chưa bố trí kinh phí riêng cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật mà chỉ trích trong kinh phí chi thường xuyên hàng năm của đơn vị để chi cho công tác này nên việc triển khai hoạt động còn bị động, lúng túng, hiệu quả đem lại chưa cao.
Năm là, nhiều Luật chậm được cụ thể hóa bằng các nghị định, thông tư đế sớm triển khai thực hiện;  một số chính sách chưa thật sự phù hợp với yêu cầu thực tiễn nên phát sinh mâu thuẫn trong qua trình triển khai, thực hiện.
Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật còn có những hạn chế, bất cập vì nhưng nguyên nhân cơ bản như:
Một là, trình độ dân trí ở một số nơi còn thấp, đời sống của một bộ phận ở nông thôn còn khó khăn, việc giải quyết việc làm ở địa phương còn nhiều hạn chế...cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật.
Hai là, nhận thức của một số cơ quan, đơn vị về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác PBGDPL chưa đầy đủ, chưa có sự quan tâm đúng mức. Hình thức và phương pháp tuyên truyền, PBGDPL có lúc, có nơi còn đơn điệu, không hấp dẫn người nghe. Việc xác định đối tượng, lĩnh vực, địa bàn ưu tiên triển khai các hoạt động PBGDPL còn hạn chế.
Ba là, kinh phí dành cho hoạt động PBGDPL chủ yếu do ngân sách Nhà nước bảo đảm còn nhiều khó khăn, nhất là ở cơ sở. Việc xã hội hóa công tác PBGDPL còn chậm, thiếu cơ chế, chính sách thu hút, khuyến khích động viên các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia thực hiện PBGDPL hoặc hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện cho hoạt động PBGDPL.
Bốn là, đội ngũ làm công tác PBGDPL chủ yếu là kiêm nhiệm nên không có nhiều thời gian, điều kiện để thực hiện công việc tuyên truyền PBGDPL. Cán bộ tham mưu về công tác tuyên truyền, PBGDPL còn thiếu, chưa nhạy bén trong cải tiến phương pháp PBGDPL, làm hạn chế hiệu quả công tác tuyên truyền, PBGDPL trên địa bàn.


 
image002
Ban Pháp chế HĐND tỉnh giám sát tại UBND huyện Hải Lăng

Năm là, dịch bệnh Covid - 19 diễn biến phức tạp, phải thực hiện tốt các quy định của nhà nước và địa phương về các quy định phòng, chống dịch bệnh như tránh tụ tập đông người, khoảng cách an toàn, thực hiện các biện pháp cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh...nên việc tổ chức triển khai công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh chưa được thường xuyên như các năm trước.
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới
Một là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, sự quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ PBGDPL của chính quyền các cấp; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong thực hiện PBGDPL cho cán bộ và nhân dân. Tiếp tục tổ chức quán triệt thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành; Kế hoạch 15/KH-UBND ngày 25/01/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị về triển khai Quyết định số 1521/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Triển khai các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị tại các cơ quan, đơn vị, địa phương nhằm tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức từ cấp ủy, chính quyền, mặt trận, đoàn thể, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị đến cán bộ, công chức, viên chức về vai trò, ý nghĩa của công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật. Coi công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là một trong những nội dung cơ bản, có ý nghĩa quyết định chuyển tải các chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước tới mọi người dân, từng bước nâng cao ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật và trách nhiệm thực thi pháp luật của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân.
Hai là, tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Xác định rõ nội dung, chương trình phối hợp, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Đổi mới, đa dạng hoá các hình thức và phương pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với đối tượng, lĩnh vực, địa bàn và các điều kiện cụ thể của từng cơ quan, đơn vị, địa phương; lồng ghép công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với việc thực hiện các chương trình, các phong trào vận động quần chúng một cách thiết thực, có hiệu quả.
Ba là, tiếp tục củng cố, kiện toàn đội ngũ làm công tác PBGDPL, đảm bảo có phẩm chất chính trị tốt, trình độ chuyên môn vững vàng, có kỹ năng truyền đạt, am hiểu pháp luật và kiến thức xã hội. Thường xuyên quan tâm tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; gắn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị và địa phương.


 
image003
Ban Pháp chế HĐND tỉnh giám sát tại UBND huyện Vĩnh Linh
 
Bốn là, kết hợp chặt chẽ giữa công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật với việc tổ chức thi hành pháp luật. Tăng cường trách nhiệm của các cơ quan trong công tác kiểm tra, giám sát, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án với việc tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật có liên quan nhằm nâng cao ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân.
Năm là, quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hoạt động PBGDPL. Các cấp, các ngành cần dành một khoản kinh phí thích đáng cho hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; xác định rõ phạm vi nguồn kinh phí phải đảm bảo cho hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động PBGDPL, góp phần đưa các chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước đến với người dân một cách nhanh chóng, hiệu quả. Đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa công tác PBGDPL nhằm thu hút các nguồn lực xã hội, khuyến khích, huy động các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân tích cực tham gia công tác PBGDPL.
Sáu là, Chính phủ, Bộ Tư pháp tiếp tục ban hành hoàn thiện chính sách, thể chế về công tác PBGDPL; các chính sách, chế độ cho báo cáo viên pháp luật các cấp, tuyên truyền viên, hòa giải viên cơ sở khi làm nhiệm vụ PBGDPL; rà soát bổ sung các quy định pháp luật hiện hành về bảo đảm kinh phí cho hoạt động PBGDPL, tạo cơ sở pháp lý ổn định, thống nhất trong quá trình triển khai hoạt động PBGDPL.
Bảy là, nguồn kinh phí bố trí cho công tác tuyên truyền, PBGDPL hàng năm phải được ghi cụ thể theo mục ngân sách trong nghị quyết về dự toán chi ngân sách hàng năm của Hội đồng nhân dân tỉnh trên cơ sở đề nghị của các ngành, các cấp và điều kiện khả năng ngân sách của địa phương.
Tám là, cần nghiên cứu ban hành chính sách riêng của tỉnh để hỗ trợ cơ sở vật chất cho công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
                                                                             Bài, ảnh: Phạm Văn Phúc
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết
Thăm dò ý kiến

Dự án Dân chấm điểm M-Score mang lại lợi ích gì?

Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập18
  • Hôm nay5,142
  • Tháng hiện tại314,936
  • Tổng lượt truy cập9,713,760
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây