Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học

Thứ ba - 10/05/2022 06:45 1.320 0
Trong những năm qua, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) đã khắc phục khó khăn, phát huy vai trò, trách nhiệm trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) trong nhà trường mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật đến cán bộ, giáo viên, học sinh.
 
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học
Toàn tỉnh hiện có 399 trường mầm non, phổ thông và các trung tâm giáo dục, 33 trung tâm ngoại ngữ, tin học tư thục, 11 tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học và 8 đơn vị tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống. Những năm qua, công tác tuyên truyền, PBGDPL luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, sự phối hợp của các cấp, ngành, tổ chức, lực lượng trong và ngoài ngành, Sở GD&ĐT đã tập trung hướng dẫn các trường học, đơn vị trực thuộc củng cố, kiện toàn ban PBGDPL của đơn vị. Đến nay 100% đơn vị trường học đã thành lập ban PBGDPL để chỉ đạo công tác tuyên truyền, PBGDPL, trong đó có 105 giáo viên giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân (GDCD) cấp THCS, 58 giáo viên giảng dạy bộ môn GDCD cấp THPT.
 
Công tác tuyên truyền, PBGDPL luôn được các đơn vị trường học coi trọng, không ngừng đổi mới nội dung, hình thức như: Phát hành tài liệu tuyên truyền, pa nô, áp phích; đăng tin, bài, ảnh trên trang web và bản tin nội bộ của trường; lồng ghép vào các buổi sinh hoạt tập thể, hội họp cơ quan. Bên cạnh hình thức giảng dạy chính khóa các nội dung pháp luật trong bộ môn GDCD và giảng dạy lồng ghép trong các môn học khác, các trường học cũng đã tổ chức ngoại khóa tuyên truyền, PBGDPL thông qua các hoạt động như: Thi tìm hiểu pháp luật, thi rung chuông vàng, câu lạc bộ pháp luật...

 
anh 1

 
Sở GD&ĐT phối hợp với các sở, ngành phát động và hướng dẫn, đôn đốc các trường học tham gia các cuộc thi: “Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, “Gương sáng thanh niên chấp hành pháp luật”, “Tìm hiểu chủ quyền biển, đảo Việt Nam”, “Tìm hiểu pháp luật về an toàn giao thông (ATGT) và cung cấp, sử dụng thông tin trên internet” trực tuyến, cuộc thi trực tuyến pháp luật học đường. Hằng năm, ngành GD&ĐT đều tổ chức, phát động cuộc thi “ATGT cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh và giáo viên trung học, phối hợp với Công an tỉnh tổ chức tuyên truyền pháp luật về phòng, chống ma túy cho cán bộ, giáo viên và học sinh.
 
Trong 3 năm, từ 2019 - 2021 đã có 18.9427 lượt cán bộ, giáo viên, học sinh được tuyên truyền, PBGDPL. Toàn ngành tổ chức 250 hội nghị chuyên đề, trang bị 392 tủ sách pháp luật trong nhà trường với trên 13.720 sách, tài liệu, các văn bản pháp luật. Ngoài việc kết hợp giáo dục pháp luật với giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh, lồng ghép hoạt động PBGDPL với các cuộc vận động, các hoạt động ngoại khóa và các phong trào thi đua lớn của ngành, các đơn vị còn chú trọng xây dựng trang tin về PBGDPL trên cổng thông tin điện tử và trang mạng xã hội của đơn vị.
 
Đến nay, đã có hơn 85% đơn vị trường học trong toàn tỉnh thành lập chuyên trang tuyên truyền giáo dục chính trị, tư tưởng trên trang mạng xã hội facebook, zalo và sử dụng hiệu quả các chuyên trang của đơn vị trên facebook. Sở GD&ĐT phối hợp với Sở Tư pháp, Đài PTTH tỉnh, Công an tỉnh, Tòa án tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh xây dựng các chuyên mục PBGDPL như: “Pháp luật và Đời sống”; “Phiên tòa giả định”; “Phiên tòa lưu động”… để tìm hiểu pháp luật, hỏi - đáp pháp luật, nghiên cứu - trao đổi, thông tin tuyên truyền, PBGDPL trong ngành GD&ĐT.
 
Nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, PBGDPL trong thời gian tới, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ - Chính trị, tư tưởng Sở GD&ĐT Quảng Trị Nguyễn Thanh Tùng cho biết: “Sở GD&ĐT tiếp tục tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật số, tích cực thực hiện các giải pháp chuyển đổi số trong quá trình xây dựng, nhân rộng các mô hình PBGDPL hiệu quả. Khảo sát, đánh giá đối với từng mô hình PBGDPL cụ thể; chú trọng việc sơ kết, tổng kết, đánh giá về hiệu quả của từng mô hình PBGDPL để xem xét, nhân rộng trong ngành GD&ĐT nói riêng và trên địa bàn tỉnh nói chung”.

 
anh 2

 
Ngoài ra, ngành GD&ĐT còn tăng cường đổi mới, đa dạng, thiết thực hóa nội dung, hình thức tổ chức thực hiện Ngày Pháp luật gắn với việc triển khai công tác PBGDPL. Tăng cường việc tuyên truyền, PBGDPL qua các hình thức mạng xã hội như zalo, facebook để tạo hiệu ứng nhanh, dễ dàng lan tỏa các thông tin, kiến thức pháp luật. Tăng cường công tác ngoại khóa, tuyên truyền PBGDPLvới nhiều hình thức phong phú, đa dạng để thu hút học sinh và phụ huynh tham gia. Chỉ đạo các đơn vị trường học tăng cường triển khai tuyên truyền, PBGDPL qua ứng dụng mạng xã hội; thông qua các diễn đàn giao lưu trực tuyến, tìm hiểu pháp luật trực tuyến về các chính sách pháp luật. Khuyến khích CBGVNV và học sinh tra cứu thông tin pháp luật trên các kênh pháp luật, các diễn đàn trực tuyến, nhằm kết nối, chia sẻ thông tin PBGDPL và phục vụ nhu cầu tìm hiểu pháp luật.
 
Với việc đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền PBGDPL của ngành GD&ĐT đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ giáo, giáo viên và học sinh, góp phần làm chuyển biến rõ nét trong nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật. Từ đó góp phần ngăn chặn và hạn chế hành vi vi phạm pháp luật trong ngành GD&ĐT, phục vụ tốt cho việc phát triển KT - XH của địa phương.
 
Bài, ảnh: Văn Ngọc Phong

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết
Thăm dò ý kiến

Dự án Dân chấm điểm M-Score mang lại lợi ích gì?

Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập53
  • Hôm nay5,303
  • Tháng hiện tại185,645
  • Tổng lượt truy cập10,129,191
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây