Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột
vào đây
!
HĐND tỉnh Quảng Trị
Trang nhất
Giới thiệu
Giới thiệu chung
Sự hình thành và phát triển
Cơ cấu tổ chức
Danh sách đại biểu HĐND tỉnh Quảng Trị
Đại biểu HĐND tỉnh khóa VIII, nhiệm kỳ 2021-2026
Đại biểu HĐND tỉnh khoá VII, nhiệm kỳ 2016-2021
Đại biểu HĐND tỉnh khoá VI, nhiệm kỳ 2011-2016
Đại biểu HĐND tỉnh khóa V, nhiệm kỳ 2004-2009, kéo dài 2011
Đại biểu HĐND tỉnh khóa IV, nhiệm kỳ 1999-2004
Đại biểu HĐND tỉnh khóa III, nhiệm kỳ 1994-1999
Đại biểu HĐND tỉnh khóa II, nhiệm kỳ 1989-1994
Đại biểu HĐND tỉnh khóa I (bầu từ Bình Trị Thiên chuyển ra)
Thường trực HĐND tỉnh
Thường trực HĐND tỉnh Quảng Trị khóa VIII
Thường trực HĐND tỉnh Quảng Trị khóa VII
Ban Kinh tế - Ngân sách
Ban Kinh tế - Ngân sách khóa VIII
Ban Kinh tế - Ngân sách khóa VII
Ban Văn hóa - Xã hội
Ban Văn hóa - Xã hội khóa VIII
Ban Văn hóa - Xã hội khóa VII
Ban Pháp chế
Ban Pháp chế khóa VIII, nhiệm kỳ 2021-2026
Ban Pháp chế khóa VII, nhiệm kỳ 2016 -2021
Ban Dân tộc
Ban Dân tộc khóa I
Ban Dân tộc khóa II
Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh
Phòng Hành chính - Tổ chức - Quản trị
Phòng Công tác HĐND
Phòng Thông tin - Công tác đại biểu
Phòng Công tác ĐBQH
Danh sách các Tổ đại biểu
Tin Tức
Tin tức sự kiện
Hoạt động HĐND và Thường trực HĐND
Hoạt động Ban Kinh tế - Ngân sách
Hoạt động Ban Văn hóa - Xã hội
Hoạt động Ban Pháp chế
Hoạt động Ban Dân tộc
Hoạt động Văn phòng HĐND tỉnh
Hoạt động HĐND cơ sở
Văn bản
Văn bản nội bộ
Văn bản gửi đại biểu
Kết luận giám sát
Văn bản chung
Kỳ họp HĐND tỉnh
Tài liệu tiếp xúc cử tri
Tài liệu phục vụ kỳ họp
Khóa VIII
Khóa VII
Kỷ yếu các kỳ họp
Nghị quyết
Đại biểu - Cử tri
Tổng hợp đơn thư
Ý kiến cử tri
Văn hóa - Xã hội
Tài nguyên môi trường
Xây dựng - Giao thông
Nông nghiệp - Nông thôn
An ninh trật tự
Phiên họp thường trực
Tài liệu phiên họp
Kết luận phiên họp
Nghiên cứu trao đổi
Video - Hình ảnh
Videos
Hình ảnh
Thứ tư, 22/01/2025, 06:50
MỪNG ĐẢNG QUANG VINH - MỪNG XUÂN ẤT TỴ 2025!
Đăng nhập site
Sơ đồ cổng
Lịch làm việc
Liên hệ
Quản trị site
Trang nhất
Nghiên cứu trao đổi
Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết số 120/2024/NQ-HĐND ngày 06/12/2024 của Hội đồng nhân dân tỉnh về thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Thứ ba - 14/01/2025 03:22
81
0
Tại kỳ họp cuối năm 2024, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành
Nghị quyết số 120/2024/NQ-HĐND ngày 06/12/2024 quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Đây là cơ sở pháp lý để thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật trên địa bàn; d
ân chủ luôn đi liền với cơ chế bảo đảm cho dân chủ được thực thi, mà cơ chế này phải được luật hóa, cụ thể hóa bằng các quy định; để thực thi dân chủ cần có pháp luật bảo đảm, pháp luật phải được xây dựng và thực hành trên cơ chế dân chủ, bình đẳng. Trong tiến trình dân chủ hóa xã hội cũng là quá trình xây dựng và hoàn thiện không ngừng của hệ thống pháp luật; dân chủ càng cao thì pháp luật càng chặt chẽ, khoa học. Để dân chủ ở cơ sở được phát huy và đi vào cuộc sống phải được cụ thể hóa và quy định trong hệ thống pháp luật để quy định các nội dung: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng thụ; quy định cách thức, phương pháp để người dân thể hiện quyền làm chủ theo quy định của pháp luật.
Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri ở xã Hải Dương và xã Hải Sơn, huyện Hải Lăng
Trong những năm qua, việc triển khai thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã được các cấp, các ngành quan tâm triển khai thực hiện. V
iệc thực hiện tốt công tác dân chủ ở cơ sở đã phát huy được quyền làm chủ của Nhân dân, tạo được mối quan hệ mật thiết giữa chính quyền với Nhân dân, sự đồng thuận của Nhân dân trong việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước, góp phần tạo động lực tinh thần mạnh mẽ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương.
Đến nay, đã có 776/776 đơn vị hành chính sự nghiệp (HCSN) có quy chế dân chủ cơ sở và tổ chức hội nghị cán bộ, công chức; có 160/171 (94%) doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước có quy chế dân chủ cơ sở và tổ chức hội nghị người lao động; 135/171 doanh nghiệp (có 10 lao động trở lên) tổ chức đối thoại định kỳ giữa công nhân lao động với người sử dụng lao động, đạt 79%.
T
uy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện ở một số
tổ chức, cơ quan, đơn vị và địa phương
vẫn còn nhiều lúng túng; có lúc, có nơi còn mang tính hình thức; công tác lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện giữa các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị còn thiếu sự thống nhất, chưa thật sự đồng bộ, nhất là các biện pháp
thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại xã Triệu An, huyện Triệu Phong
Nghị quyết số 120/2024/NQ-HĐND ngày 06/12/2024 của Hội đồng nhân dân tỉnh đã đề ra năm mục tiêu cơ bản để thực hiện dân chủ ở cơ sở đó là:
Một là,
100% người được giao nhiệm vụ thực thi pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở; thành viên Ban Thanh tra nhân dân, thành viên Ban giám sát đầu tư của cộng đồng được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về thực hiện dân chủ ở cơ sở; Trưởng thôn, Tổ Trưởng tổ dân phố, Trưởng ban công tác Mặt trận được tham gia tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Hai là,
100% tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện tuyên truyền, quán triệt, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở; thực hiện nghiêm các quy định về thực hiện dân chủ ở cơ sở; phát huy dân chủ đi đôi với giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương, thực hiện công khai, minh bạch các nội dung phải công khai theo quy định của pháp luật.
Ba là,
100% tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương phổ biến, triển khai và tổ chức thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện dân chủ ở cơ sở, thực hiện chuyển đổi số trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn.
Bốn là,
100% tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương ban hành quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở; hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố phải được rà soát, sửa đổi, bổ sung theo quy định.
Năm là,
100% tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương hỗ trợ, tạo điều kiện để Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và phát huy hiệu quả hoạt động tại cơ sở.
Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Linh
Để thực hiện được năm mục tiêu cơ bản mà Nghị quyết 120/2024/NQ-HĐND ngày 06/12/2024 của Hội đồng nhân dân tỉnh đã đề ra về
các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
cần thực hiện
đồng bộ các giải pháp sau:
Một là,
bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo, quản lý của chính quyền; vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, hiệu quả trong thực hiện dân chủ ở cơ sở, phù hợp thống nhất các quy định của pháp luật về nguyên tắc, quy định, cách thức thực hiện dân chủ ở cơ sở, các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Hai là,
bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở phải thường xuyên, liên tục trở thành nề nếp; nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức có sử dụng lao động và các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở; phát huy những nhân tố mới, nhân tố tích cực và điển hình tiên tiến ở cơ sở, góp phần thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, địa phương và tổ chức.
Ba là,
các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở phải kịp thời, nghiêm túc, phù hợp với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị; gắn thực hiện dân chủ ở cơ sở với công tác cải cách hành chính, với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Bốn là,
phải thường xuyên b
ồi dưỡng nâng cao năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ để đảm bảo thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao năng lực, phẩm chất đạo đức, kỹ năng nghề nghiệp cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện nhiệm vụ được phân công; thường xuyên đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu, thực tiễn tại cơ sở. Thực hiện công tác tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ về thực hiện dân chủ ở cơ sở cho người được giao theo dõi, phụ trách; thành viên Ban Thanh tra nhân dân, thành viên Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng; người làm công tác tham mưu, quản lý Nhà nước về thực hiện dân chủ ở cơ sở, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; bồi dưỡng cho Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng ban công tác Mặt trận, Tổ soạn thảo hương ước, quy ước về kỹ năng xây dựng hương ước, quy ước.
Năm là,
thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở; thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quán triệt, phổ biến, giáo dục pháp luật, quyền và nghĩa vụ của công dân, trách nhiệm của chính quyền, của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở. Xây dựng và triển khai có hiệu quả kế hoạch, chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế tại cơ quan, đơn vị, địa phương và tổ chức. Thực hiện đồng bộ các biện pháp phát huy dân chủ ở cơ sở gắn liền với tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội; đổi mới, sáng tạo về hình thức, phương pháp tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đảm bảo thực chất, hiệu quả, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng dân cư.
Sáu là,
trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương và tổ chức trong thực hiện dân chủ ở cơ sở là phải công khai, minh bạch, giải quyết những kiến nghị, phản ánh chính đáng của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân trong phạm vi lãnh đạo, quản lý; phải có trách nhiệm tổ chức để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân bàn, tham gia ý kiến, đồng thời kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung đã được quyết định trong thực hiện dân chủ ở cơ sở; thực hiện dân chủ đại diện; mở rộng dân chủ trực tiếp; nêu cao tinh thần phục vụ, tôn trọng quyền làm chủ của Nhân dân. Phải lấy mức độ thực hiện dân chủ ở cơ sở là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá xếp loại hàng năm đối với cơ quan, đơn vị, địa phương, tổ chức và người lãnh đạo quản lý.
Bảy là,
các cơ quan, đơn vị, địa phương, tổ chức đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nền tảng công nghệ số trong hoạt động chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh phù hợp với tiến trình xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số, xã hội số. Theo chức năng nhiệm vụ các cơ quan, đơn vị, địa phương, tổ chức thực hiện xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của tỉnh, của ngành, địa phương để phục vụ chuyển đổi số. Từng bước xây dựng, ứng dụng, phát triển và hoàn thiện nền tảng chuyển đổi số của tỉnh trên các lĩnh vực chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và công dân số để người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ, tiện ích thuận lợi, đồng thời tham gia, giám sát việc thực thi chính sách, pháp luật của cơ quan Nhà nước.
Tám là,
tổ chức các cuộc vận động, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước; làm tốt công tác phát hiện và kịp thời biểu dương, tôn vinh khen thưởng các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, nhất là người lao động trực tiếp, người có uy tín ảnh hưởng trong việc phát huy và tổ chức thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở. Phát huy dân chủ phải đi đôi với giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương, công khai minh bạch, phòng chống tham nhũng tiêu cực; thực hành tiết kiệm chống lãng phí, chống quan liêu, gây phiền hà, sách nhiễu Nhân dân; nêu cao tinh thần cảnh giác tích cực tham gia ngăn chặn các tệ nạn xã hội gây mất ổn định an ninh trật tự ở cơ sở; kịp thời phát hiện, phê bình và xử lý nghiêm các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Chín là,
hàng năm các cơ quan, đơn vị, tổ chức và địa phương phải bố trí kinh phí để bảo đảm triển khai thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật; thực hiện xã hội hóa và vận động các nguồn lực hợp pháp để phục vụ cho công tác thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật hiện hành./.
Bài, ảnh: Phạm Văn Phúc
Tổng số điểm của bài viết là: 165 trong 33 đánh giá
Xếp hạng:
5
-
33
phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Tweet
Ý kiến bạn đọc
Sắp xếp theo bình luận mới
Sắp xếp theo bình luận cũ
Sắp xếp theo số lượt thích
Bạn cần đăng nhập với tư cách là
Thành viên chính thức
để có thể bình luận
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Thủ tướng Chính phủ quyết định ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Trị đến năm 2050.
(16/01/2025)
Sớm nghiên cứu trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
(19/01/2025)
Cần sớm ban hành chính sách quy định sử dụng nguồn kinh phí do người được nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa trong năm 2025
(13/01/2025)
Phát huy hiệu quả Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh trong phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
(07/01/2025)
Chủ động tham mưu, phục vụ nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị.
(02/01/2025)
Một số kết quả nổi bật trong hoạt động giám sát, thẩm tra của Ban Kinh tế Ngân sách HĐND tỉnh trong năm 2024 góp phần hoàn thành mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Trị năm 2024.
(29/12/2024)
Quân đội nhân dân Việt Nam - 80 năm xây dựng và trưởng thành.
(18/12/2024)
Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết số 125/2024/NQ-HĐND ngày 06/12/2024 của HĐND tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
(17/12/2024)
Kết quả nổi bật của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị trong năm 2024.
(16/12/2024)
HĐND tỉnh Quảng Trị thông qua nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2025
(14/12/2024)
Tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức Văn phòng Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững.
(09/12/2024)
Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 1281/NQ-UBTVQH15 ngày 14/11/2024 của UBTVQH về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2023-2025
(24/11/2024)
Danh mục Tin tức
Các dự án
Liên kết
Thăm dò ý kiến
Dự án Dân chấm điểm M-Score mang lại lợi ích gì?
Đánh giá chất lượng thực hiện thủ tục hành chính một cách khách quan
Nguồn thông tin quan trọng để HĐND giám sát việc thực hiện công tác cải cách hành chính
UBND các cấp, các cơ quan chức năng đánh giá một cách khách quan, toàn diện kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính, cũng như chất lượng dịch vụ của cơ quan, đơn vị mình
Tất cả các ý kiến trên
Thống kê lượt truy cập
Đang truy cập
25
Hôm nay
5,254
Tháng hiện tại
172,891
Tổng lượt truy cập
10,375,537
Bạn đã không sử dụng Site,
Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập
. Thời gian chờ:
60
giây