Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Chủ nhật - 25/12/2022 22:23 1.202 0
Trong những năm qua, Thường trực HĐND tỉnh đã nghiêm túc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 15/4/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; Quy định số 11-QĐ/TW ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân; Luật tiếp công dân năm 2013, Nghị quyết số 759/2014/UBTVQH13 ngày 15/5/2014 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ và Kế hoạch số 70-KH/TU ngày 31/10/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị về tổ chức thực hiện Chỉ thị số 35/CT-TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
 
image001 4
Công dân đăng ký tại Phong Tiếp công dân của HĐND tỉnh

Thường trực HĐND tỉnh thường xuyên theo dõi, đôn đốc, giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; tăng cường tổ chức các cuộc khảo sát, giám sát việc giải quyết những vụ việc kéo dài hoặc những vụ việc mà công dân gửi đơn, thư nhiều lần, vượt cấp; nhiệm kỳ 2016-2021, Thường trực HĐND tỉnh đã tổ chức 60 cuộc tiếp dân định kỳ với 226 lượt công dân tại trụ sở cơ quan HĐND tỉnh; tiếp nhận 406 đơn, 171 ý kiến, kiến nghị; các cơ quan chức năng đã giải quyết đạt trên 70% tổng số đơn thư, ý kiến, kiến nghị mà Thường trực HĐND chuyển đến. Công tác tiếp công dân được duy trì định kỳ vào ngày 21 hàng tháng; Hội đồng nhân dân là kênh quan trọng để người dân gửi gắm hy vọng vào cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương trong vấn đề giải quyết khiếu nại, tố cáo.
 
 
image002 copy
Thường trực HĐND tỉnh tiếp dân ngày 21/4/2022

Công tác tiếp công dân, giám sát việc giải quyết khiếu, tố cáo mặc dù đạt được nhiều kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế, tồn tại như:
Một là, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp chưa tổ chức được việc tiếp công dân tại nơi cư trú, nơi công tác theo quy định của pháp luật và có tình trạng thiếu thông tin trong việc tiếp nhận, xử lý, thông tin về kết quả xử lý đơn thư của công dân đối với đại biểu Hội đồng nhân dân.
Hai là, công tác chỉ đạo việc xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân còn hạn chế trong việc giám sát để xác định chất lượng trả lời đơn khiếu nại, tố cáo của công dân, do đó còn xảy ra tình trạng công dân gửi đơn đến Hội đồng nhân dân nhiều lần, gửi đơn vượt cấp.
Ba là, việc giải quyết, trả lời của các cơ quan có thẩm quyền về một số vụ việc chưa có báo cáo tiến độ và những khó khăn, vướng mắc đến Hội đồng nhân dân tỉnh để nắm thông tin, kịp thời thông báo đến công dân.
Bốn là, Luật tổ chức chính quyền địa phương quy định “Khi nhận được khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân, đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm nghiên cứu, kịp thời chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị biết; đôn đốc, theo dõi và giám sát việc giải quyết”, tuy nhiên, một số đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh khi nhận được đơn thư của công dân lại chuyển về Thường trực HĐND tỉnh, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh để chỉ đạo, xử lý, như vậy chưa thể hiện được vai trò, trách nhiệm của đại biểu trong công tác này.


 
image003 1
Ban Pháp chế HĐND tỉnh giám sát tại Công an tỉnh

Năm là, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh chưa thể hiện được vai trò, chức năng nhiệm vụ của mình trong việc giám sát các vụ việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị phản ánh của cử trị tại địa phương.
Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó là:
Một là, trong giải quyết một số vụ việc, do có sự thay đổi về chính sách pháp luật qua các thời kỳ, nên cần có thời gian để rà soát, xác minh tài liệu, hồ sơ, thu thập thông tin để có cơ sở xem xét, giải quyết theo quy định.
Hai là, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh chủ yếu là kiêm nhiệm, đảm nhiệm nhiều vị trí công tác quan trọng nên việc bố trí thời gian để tham gia tiếp công dân tại địa phương nơi đại biểu ứng cử còn hạn chế.


 
image004
Ban Pháp chế HĐND tỉnh giám sát tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

Ba là, việc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân tuy đã được thủ trưởng các cơ quan, đơn vị quan tâm nhưng chưa thường xuyên. Việc chỉ đạo, xử lý, giải quyết đơn thư của thủ trưởng một số cơ quan, đơn vị chưa kiên quyết, chưa chỉ đạo theo dõi, đôn đốc việc giải quyết nên còn có tình trạng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh kéo dài, vượt cấp.
Bốn là, có nhiều trường hợp, mặc dù đã được các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết đúng quy định của pháp luật nhưng công dân vẫn không đồng ý và tiếp tục gửi đơn đến nhiều cơ quan chức năng.
Năm là, thông tin về kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan chức năng chưa kịp thời gửi đến đại biểu Hội đồng nhân dân và cơ quan dân cử;  Hệ thống phần mềm tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa thật sự hiệu quả, cập nhật chưa thường xuyên, kịp thời nên chưa đáp ứng được nhu cầu trong việc tra cứu thông tin liên quan.
Sáu là, số lượng đơn gửi đến Hội đồng nhân dân tỉnh, đa số là những vụ, việc bức xúc, kéo dài, tồn đọng nhiều năm, qua các thời kỳ nên việc giải quyết phải mất nhiều thời gian.
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới
Một là, tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 35/CT-TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; Quy định số 11-QĐ/TW ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân; Nghị quyết số 39/2012/QH13 ngày 23/12/2012 của Quốc hội về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả chính sách pháp luật trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các quyết định hành chính về đất đai; Luật tiếp công dân năm 2013, Luật Khiếu nại năm 2011, Luật Tố cáo năm 2018; Nghị quyết số 759/2014/UBTVQH13 ngày 15/5/2014 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ; Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 18/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo Kế hoạch số 70-KH/TU ngày 31/10/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị về tổ chức thực hiện Chỉ thị số 35/CT-TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Hai là, tăng cường công tác tuyên truyền và thường xuyên đổi mới, đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương để làm tốt công tác tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị một cách kịp thời, có hiệu quả.
Ba là, tăng cường công tác giám sát, khảo sát, theo dõi, đôn đốc công tác giải quyết các kết luận sau giám sát đối với Ủy ban nhân dân và các cơ quan liên quan, đồng thời làm tốt công tác tiếp công dân, tăng cường giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; tăng cường giám sát việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị cử tri đã gửi đến các kỳ họp của Hội đồng nhân dân tỉnh và kịp thời thông tin cho cử tri biết qua  các buổi tiếp xúc cử tri; thường xuyên cập nhật các thông tin liên quan đến kết quả giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri và kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo lên trang thông tin điện tử của Hội đồng nhân dân tỉnh theo đúng quy định của pháp luật để cử tri biết, theo dõi.
Bốn là, nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; giám sát việc giải quyết dứt điểm các vụ việc kéo dài, vượt cấp và tăng cường công tác phối hợp trong hoạt động giám sát, đặc biệt là trong xây dựng, điều hoà hoạt động giám sát, trao đổi thông tin về kết quả giám sát và việc thực hiện các kết luận hậu giám sát.


 
image005
\Ban Pháp chế HĐND tỉnh giám sát tại Viện kiểm sát nhân dân tỉnh

Năm là, tăng cường công tác đối thoại của thủ trưởng, người đứng đầu các cơ quan hành chính Nhà nước gắn với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Sáu là, chủ động và thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân qua các cuộc tiếp xúc cử tri để kịp thời giải quyết những vướng mắc, phát sinh ngay từ cơ sở. Tăng cường hơn nữa các hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh trong hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan có thẩm quyền; nhất là giám sát việc giải quyết đối với các vụ việc cụ thể; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát.

 
            Bài, ảnh Phạm Văn Phúc
 

Tổng số điểm của bài viết là: 9 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 4.5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết
Thăm dò ý kiến

Dự án Dân chấm điểm M-Score mang lại lợi ích gì?

Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập19
  • Hôm nay5,399
  • Tháng hiện tại179,652
  • Tổng lượt truy cập10,382,298
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây