Sự cần thiết phải ban hành chế độ hỗ trợ đối với giám định viên tư pháp và người giúp việc cho giám định viên tư pháp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Chủ nhật - 05/03/2023 18:41 1.935 0
Sau hơn 03 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 32/2018/NQ-HĐND ngày 08/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chế độ hỗ trợ giám định viên tư phápngười giúp việc cho giám định viên tư pháp giai đoạn 2019 - 2021 (gọi tắt là Nghị quyết số 32); đến ngày 30/8/2021, xét thấy những tác động, hiệu quả tích cực từ Nghị quyết đối với công tác giám định tư pháp trên địa bàn, Hội đồng nhân dân tỉnh tiếp tục ban hành Nghị quyết số 109/2021/NQ-HĐND để kéo dài thực hiện Nghị quyết số 32/2018/NQ-HĐND đến hết năm 2022.
image001
.Ban Pháp chế HĐND tỉnh giám sát tại Công an tỉnh năm 2022

Hàng năm, Công an tỉnh phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Tài chính, Sở Y tế để xây dựng dự toán, sử dụng kinh phí, quyết toán kinh phí theo quy định và kịp thời chi trả chế độ hỗ trợ cho giám định viên tư pháp, người giúp việc cho giám định viên tư pháp đảm bảo theo quy định của Nghị quyết, với tổng kinh phí đã chi trả là 856.650.000 đồng, cụ thể: năm 2019 188.850.000 đồng; năm 2020 214.200.000 đồng; năm 2021 là 230.400.000 đồng và năm 2022 223.200.000 đồng. Chế độ hỗ trợ từ Nghị quyết số 32 của Hội đồng nhân dân tỉnh đã kịp thời động viên, khích lệ đội ngũ làm công tác giám định tư pháp, góp phần quan trọng vào công tác điều tra, truy tố, xét xử tội phạm cũng như trong các hoạt động tố tụng dân sự, vụ án hành chính.
Sự cần thiết phải ban hành Nghị quyết mới thay thế Nghị quyết số 32 để có chính sách hỗ trợ đối với giám định viên tư pháp và người giúp việc cho giám định viên tư pháp
Theo các quy định về chế độ đối với người giám định tư pháp và người tham gia giám định tư pháp được quy định tại Điều 37, Điều 38 Luật Giám định tư pháp năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020); Điều 25, 26, 29 Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp (Nghị định số 157/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung); Quyết định số 01/2014/QĐ-TTg ngày 01/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp; Thông tư số 49/2017/TT-BCA ngày 26/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp lĩnh vực kỹ thuật hình sự; thành phần, số người thực hiện nhiệm vụ khi giám định đối với trường hợp khám nghiệm tử thi, mổ tử thi và khai quật tử thi; Thông tư số 31/2015/TT-BYT ngày 14/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc áp dụng chế độ bồi dưỡng, thời gian và số người thực hiện giám định đối với từng loại việc giám định pháp y, pháp y tâm thần; Thông tư số 137/2014/TT-BTC ngày 18/9/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí chi trả tiền bồi dưỡng giám định tư pháp của các cơ quan tiến hành tố tụng theo quy định của Quyết định số 01/2014/QĐ-TTg ngày 01/4/ 2014 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp.


 
image003
Ban Pháp chế HĐND tỉnh giám sát tại Viện kiểm sát nhân dân tỉnh năm 2022
 
Hiện nay, tổng số giám định viên trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, cụ thể là: Giám định viên pháp y tại Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh: 02 giám định viên và 02 người giúp việc giám định viên pháp y; tại Trung tâm Pháp y: 04 giám định viên và 03 người giúp việc cho giám định viên pháp y; Đối với lĩnh vực giám định kỹ thuật hình sự: 19 Giám định viên, người giúp việc GĐV kỹ thuật hình sự: 08; tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh: 45 người; Giám định theo vụ việc: 03 người. Số lượng vụ việc giám định tại các tổ chức: Năm 2020: GĐPY: 280 vụ việc; GĐKTHS: 1,022 vụ việc; tại các cơ quan chuyên môn: 13 vụ việc; Năm 2021: GĐPY: 238 vụ việc GĐKTHS: 1,119 vụ việc; tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh: 11 vụ việc; Năm 2022: GĐPY: 244 vụ việc;  GĐKTHS: 1,042 vụ việc; tại các cơ quan chuyên môn: 13 vụ việc. Đến nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị chưa ban hành quy định chế độ hỗ trợ cho giám định viên tư pháp, người giúp việc cho giám định viên tư pháp tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh. Thời gian qua, hoạt động của các cơ quan giám định gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, số vụ việc giám định ngày càng nhiều, tính chất phức tạp, trong khi, chế độ bồi dưỡng cho giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp, người giúp việc cho giám định viên tư pháp theo quy định hiện hành chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ chính trị được giao.
Căn cứ Khoản 3, Điều 38 Luật Giám định tư pháp, quy định “Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào khả năng, điều kiện thực tế và thẩm quyền của mình quy định chế độ, chính sách khác để thu hút chuyên gia, tổ chức có năng lực tham gia hoạt động giám định tư pháp.”; Vì vậy, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết quy định chế độ hỗ trợ cho giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việcngười giúp việc cho người giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị là hết sức cần thiết, đúng thẩm quyền luật định nhằm thực hiện tốt các mục tiêu sau:
Một là, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng làm thay đổi mọi mặt thế giới, mang lại những tác động tích cực cũng như tiêu cực đến mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị và xã hội trong cả nước nói chung cũng như trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nói riêng. Dự báo trong thời gian tới, tình hình an ninh chính trị trên cả nước nói chung và địa bàn tỉnh Quảng Trị nói riêng sẽ tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, số đối tượng phản động cơ hội chính trị sẽ tìm cách liên kết, tập hợp lực lượng hoạt động chống phá quyết liệt hơn; an ninh kinh tế, an ninh mạng, an ninh chính trị nội bộ, an ninh trong tôn giáo, an ninh nông thôn vẫn là những vấn đề tiềm ẩn nguy cơ phức tạp cao. Tình hình khiếu kiện đông người, kích động gây rối an ninh trật tự vẫn là những vấn đề cần phải tập trung giải quyết; tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật tiếp tục diễn biến phức tạp hơn, nhất là tội phạm có tổ chức, tội phạm giết người, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm kinh tế tham nhũng, tội phạm ma túy, tội phạm vi phạm pháp luật về môi trường. Những vấn đề nói trên ảnh hưởng trực tiếp tới công tác giám định tư pháp Kỹ thuật hình sự và pháp y.
Hai là, việc ban hành chính sách hỗ trợ để có điều kiện củng cố, xây dựng và phát triển toàn diện công tác giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh nhà là nhiệm vụ hàng đầu cần được quan tâm kịp thời, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.
Ba là, để có điều kiện kiện toàn cơ cấu tổ chức biên chế đủ số lượng, có năng lực và trình độ cao; và tạo điều kiện đầu tư trang cấp đầy đủ thiết bị, phương tiện chuyên dụng hiện đại phục vụ công tác thì việc quan tâm hỗ trợ chế độ chính sách cho cán bộ làm công tác giám định kỹ thuật hình sự và pháp y có ý nghĩa quan trọng giúp người làm công tác giám định hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, phục vụ đắc lực cho hoạt động điều tra, truy tố và xét xử trước yêu cầu ngày càng cao của chiến lược cải cách tư pháp góp phần giữ vững tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh nhà.
Bốn là, việc ban hành chế độ chính sách nhằm thực hiện đúng quy định của Luật Giám định tư pháp và các văn bản khác có liên quan về chế độ hỗ trợ cho giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việcngười giúp việc cho người giám định tư pháp theo quy định của pháp luật để kịp thời động viên, khích lệ cán bộ, công chức, viên chức hoạt động trong lĩnh vực giám định tư pháp, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao./.
                                                                        Bài, ảnh Phạm Văn Phúc

 

Tổng số điểm của bài viết là: 149 trong 35 đánh giá

Xếp hạng: 4.3 - 35 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết
Thăm dò ý kiến

Dự án Dân chấm điểm M-Score mang lại lợi ích gì?

Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập45
  • Hôm nay10,276
  • Tháng hiện tại129,610
  • Tổng lượt truy cập10,073,156
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây