Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột
vào đây
!
HĐND tỉnh Quảng Trị
Trang nhất
Giới thiệu
Giới thiệu chung
Sự hình thành và phát triển
Cơ cấu tổ chức
Danh sách đại biểu HĐND tỉnh Quảng Trị
Đại biểu HĐND tỉnh khóa VIII, nhiệm kỳ 2021-2026
Đại biểu HĐND tỉnh khoá VII, nhiệm kỳ 2016-2021
Đại biểu HĐND tỉnh khoá VI, nhiệm kỳ 2011-2016
Đại biểu HĐND tỉnh khóa V, nhiệm kỳ 2004-2009, kéo dài 2011
Đại biểu HĐND tỉnh khóa IV, nhiệm kỳ 1999-2004
Đại biểu HĐND tỉnh khóa III, nhiệm kỳ 1994-1999
Đại biểu HĐND tỉnh khóa II, nhiệm kỳ 1989-1994
Đại biểu HĐND tỉnh khóa I (bầu từ Bình Trị Thiên chuyển ra)
Thường trực HĐND tỉnh
Thường trực HĐND tỉnh Quảng Trị khóa VIII
Thường trực HĐND tỉnh Quảng Trị khóa VII
Ban Kinh tế - Ngân sách
Ban Kinh tế - Ngân sách khóa VIII
Ban Kinh tế - Ngân sách khóa VII
Ban Văn hóa - Xã hội
Ban Văn hóa - Xã hội khóa VIII
Ban Văn hóa - Xã hội khóa VII
Ban Pháp chế
Ban Pháp chế khóa VIII, nhiệm kỳ 2021-2026
Ban Pháp chế khóa VII, nhiệm kỳ 2016 -2021
Ban Dân tộc
Ban Dân tộc khóa I
Ban Dân tộc khóa II
Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh
Phòng Hành chính - Tổ chức - Quản trị
Phòng Công tác HĐND
Phòng Thông tin - Công tác đại biểu
Phòng Công tác ĐBQH
Danh sách các Tổ đại biểu
Tin Tức
Tin tức sự kiện
Hoạt động HĐND và Thường trực HĐND
Hoạt động Ban Kinh tế - Ngân sách
Hoạt động Ban Văn hóa - Xã hội
Hoạt động Ban Pháp chế
Hoạt động Ban Dân tộc
Hoạt động Văn phòng HĐND tỉnh
Hoạt động HĐND cơ sở
Văn bản
Văn bản nội bộ
Văn bản gửi đại biểu
Kết luận giám sát
Văn bản chung
Kỳ họp HĐND tỉnh
Tài liệu tiếp xúc cử tri
Tài liệu phục vụ kỳ họp
Khóa VIII
Khóa VII
Kỷ yếu các kỳ họp
Nghị quyết
Đại biểu - Cử tri
Tổng hợp đơn thư
Ý kiến cử tri
Văn hóa - Xã hội
Tài nguyên môi trường
Xây dựng - Giao thông
Nông nghiệp - Nông thôn
An ninh trật tự
Phiên họp thường trực
Tài liệu phiên họp
Kết luận phiên họp
Nghiên cứu trao đổi
Video - Hình ảnh
Videos
Hình ảnh
Thứ hai, 30/12/2024, 09:51
ĐẨY MẠNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH!
Đăng nhập site
Sơ đồ cổng
Lịch làm việc
Liên hệ
Quản trị site
Trang nhất
Nghiên cứu trao đổi
Một số yêu cầu nhằm góp phần nâng cao chất lượng thảo luận tại kỳ họp của HĐND
Thứ ba - 25/04/2023 08:22
1.318
0
Thảo luận là một trong những hoạt động chủ yếu của đại biểu HĐND tại mỗi kỳ họp, có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng, quyết định những vấn đề cần thông qua tại kỳ họp khi vấn đề được làm rõ, giúp đại biểu có đầy đủ cơ sở để biểu quyết.
Phát biểu thảo luận của đại biểu tại kỳ họp cũng chính là đại biểu thể hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo luật định và thực hiện trách nhiệm đối với cử tri. Do đó, việc thực hiện có hiệu quả hoạt động thảo luận tại kỳ họp sẽ góp phần làm nên thành công của kỳ họp, mà mục đích cao nhất là các nghị quyết của HĐND được ban hành có chất lượng. Từ thực tiễn hoạt động của HĐND các cấp trong thời gian qua có thể nêu lên một số yêu cầu nhằm góp phần nâng cao chất lượng thảo luận tại kỳ họp Hội đồng nhân dân như sau:
Thứ nhất, đối với việc chuẩn bị, lựa chọn nội dung thảo luận
Tại mỗi kỳ họp Hội đồng nhân dân, có rất nhiều nội dung quan trọng trên tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội cần được trao đổi, thảo luận làm rõ trước khi đại biểu HĐND biểu quyết thông qua nghị quyết. Nhiệm vụ của mỗi đại biểu là phải dành thời gian nghiên cứu, xem xét, thảo luận và cùng quyết định về tất cả những nội dung đó. Trên thực tế không phải đại biểu nào cũng có thể nắm bắt nhanh, am hiểu sâu rộng đối với tất cả các vấn đề sẽ trình ra kỳ họp. Do đó, việc đầu tiên là Thường trực Hội đồng nhân dân cần phải thường xuyên chỉ đạo, định hướng, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến tình hình phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng - an ninh, các chủ trương, định hướng lớn của Trung ương, địa phương đến đại biểu; xây dựng và ban hành kế hoạch thảo luận tại Tổ đại biểu, đồng thời chuẩn bị trước nội dung gợi ý thảo luận gửi đến Tổ trưởng và các thành viên Tổ đại biểu cùng với các tài liệu liên quan để đại biểu có thời gian nghiên cứu. Thường trực Hội đồng nhân dân giao nhiệm vụ cho Tổ trưởng các Tổ đại biểu thực hiện việc phân công đại biểu nghiên cứu các nội dung để tham gia thảo luận tại kỳ họp. Ngoài ra, Thường trực Hội đồng nhân dân gửi phiếu đăng ký thảo luận tại hội trường để đại biểu đăng ký và giao bộ phận văn phòng giúp việc tổng hợp gửi đến Chủ tọa kỳ họp để Chủ tọa kỳ họp lựa chọn vấn đề đưa ra thảo luận.
Trên cơ sở các thông tin căn bản do Thường trực Hội đồng nhân dân cung cấp, kết hợp với kinh nghiệm của bản thân và những vấn đề phát sinh tại nơi ứng cử để đại biểu lựa chọn, xác định vấn đề mình sẽ ưu tiên tham gia thảo luận. Thông thường vấn đề đại biểu lựa chọn là những vấn đề đang “nóng”, được cử tri và người dân quan tâm, nhất là những vấn đề có phạm vi ảnh hưởng rộng đến đời sống kinh tế - xã hội tại địa phương hoặc những vấn đề có nhiều ý kiến, nhiều giải pháp xữ lý khác nhau.
Thứ hai, linh hoạt trong công tác điều hành phiên thảo luận tại Tổ và kỳ họp
Thời gian thảo luận tại kỳ họp (bao gồm thảo luận tại Tổ và hội trường) thường chiếm nhiều thời gian của kỳ họp. Cả hai hình thức thảo luận trên đều là cơ hội để đại biểu tham gia ý kiến vào nội dung của kỳ họp, làm rõ vấn đề đặt ra, hoàn thiện thêm nội dung các báo cáo, dự thảo nghị quyết trình kỳ họp. Trong phiên thảo luận tại Tổ đại biểu, trên cơ sở nội dung định hướng thảo luận của Thường trực Hội đồng nhân dân, Tổ trưởng cần điều hành linh hoạt, gợi mở, kết luận vấn đề rõ ràng để thư ký dễ ghi chép vào biên bản. Quá trình điều hành thảo luận tại Tổ, Tổ trưởng cần gợi mở vấn đề và dành nhiều thời gian cho đại biểu Hội đồng nhân dân tham gia phát biểu, nếu còn thời gian thì mời các ngành, địa phương tham gia ý kiến đối với các nội dung trình kỳ họp (có thể Tổ chức hội nghị tại địa phương nơi đại biểu ứng cử). Sau phiên thảo luận Tổ, thư ký các Tổ tổng hợp nhanh các ý kiến tham gia của đại biểu báo cáo Thường trực HĐND để gửi đến UBND đề nghị giải trình, làm rõ tại phiên họp thảo luận, chất vấn của kỳ họp.
Đối với việc điều hành phiên thảo luận tại hội trường: Bên cạnh nội dung đại biểu đăng ký thảo luận tại hội trường, trên cơ sở giải trình của UBND cùng cấp đối với nội dung thảo luận tại Tổ, Chủ tọa kỳ họp xem xét kỹ các nội dung chưa thống nhất giữa báo cáo thẩm tra với nội dung trình của UBND để đưa ra thảo luận tại hội trường. Khi điều hành, Chủ tọa điều hành đảm bảo khoa học, linh hoạt, kịp thời hướng dẫn các đại biểu về nội dung, thời gian trình bày; theo bám nội dung thảo luận đến khi rõ vấn đề và kết luận vấn đề. Nói chung, Chủ tọa luôn giữ vai trò “nhạc trưởng” trong quá trình điều hành kỳ họp. Đó là sự khéo léo của Thường trực HĐND trong việc dẫn dắt kỳ họp đi đúng theo chương trình đã được thông qua tại phiên khai mạc; xữ lý các tình huống xảy ra một cách khoa học, khích lệ, động viên tinh thần trách nhiệm của đại biểu HĐND trên diễn đàn. Những “xung đột” trong thảo luận có chiều hướng gay gắt, Chủ tọa phải kịp thời định hướng quan điểm cho sự việc diễn ra theo chiều hướng tích cực; linh động truyền tải những nội dung quan trọng đã được chuẩn bị trước vào diễn biến của kỳ họp, biến những suy nghĩ của Chủ tọa thành suy nghĩ chung nhất của đại đa số đại biểu tham dự kỳ họp, nhằm phát huy trí tuệ tập thể của đại biểu vào việc quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương. Tất cả các vấn đề đó cần được xữ lý một cách uyển chuyển, tinh tế, thể hiện kỳ họp thực sự công khai, dân chủ, sôi nổi, những vấn đề quan trọng đều được đại biểu “tâm đồng, ý hợp” cùng bàn thảo và quyết định; đối với đại biểu đăng ký nhưng chưa được phát biểu thì Chủ tọa điều hành theo hướng yêu cầu đại biểu nghị gửi bằng văn bản để thư ký tổng hợp và đề nghị UBND, các cơ quan liên quan có trách nhiệm tiếp thu, giải trình và báo cáo cho HĐND, đại biểu HĐND trong kỳ họp gần nhất, có như vậy, các phiên thảo luận mới diễn ra sôi nổi, chất lượng, bảo đảm chương trình và đạt được hiệu quả như mong muốn.
Thứ ba, tăng cường tập huấn, bồi dưỡng kỷ năng cho đại biểu
Trên thực tế, không phải đại biểu nào cũng tự tin phát biểu tốt trước đám đông, nhất là các đại biểu mới tham gia hoạt động của HĐND. Để đạt được kết quả cao trong phiên thảo luận, Thường trực HĐND phải chú trọng đến việc mở các lớp tập huấn nghiệp vụ, kỷ năng hoạt động cho đại biểu HĐND các cấp, trong đó có kỷ năng thảo luận, tranh luận tại kỳ họp. Quan tâm tổ chức các lớp tập huấn về chính sách, pháp luật mới ban hành, bồi dưỡng về kỷ năng hoạt động của đại biểu trong thẩm tra, thảo luận, chất vấn; trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, nhất là các trang thiết bị công nghệ thông tin để đại biểu thực hiện tốt chức năng của mình. Thường trực HĐND tạo điều kiện và khuyến khích đại biểu trả lời phỏng vấn của các cơ quan báo chí, phát biểu quan điểm cá nhân về nội dung kỳ họp; tổ chức phát thanh, truyền hình trực tiếp các phiên thảo luận tại hội trường, kể cả các phiên họp chuyên đề có nhiều nội dung quan trọng có tác động lớn đến việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh của địa phương để Nhân dân theo dõi nội dung, diễn biến kỳ họp và giám sát hoạt động của đại biểu do mình bầu ra. Định kỳ tổ chức các hội nghị giao ban, trao đổi kinh nghiệm giữa HĐND các cấp trong và ngoài địa phương, tổ chức các hội thảo chuyên đề nhằm góp phần nâng cao kỷ năng, nghiệp vụ cho đại biểu HĐND, giúp họ thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu dân cử theo luật định.
Bài, ảnh: BBT
Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Xếp hạng:
1
-
1
phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Tweet
Ý kiến bạn đọc
Sắp xếp theo bình luận mới
Sắp xếp theo bình luận cũ
Sắp xếp theo số lượt thích
Bạn cần đăng nhập với tư cách là
Thành viên chính thức
để có thể bình luận
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị.
(05/05/2023)
Nâng cao chất lượng giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh
(07/06/2023)
Giải quyết vướng mắc trong việc chuyển giao quỹ đất của các công ty lâm nghiệp về địa phương
(09/06/2023)
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
(17/06/2023)
Một số vấn đề cần tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đại biểu HĐND chuyên trách ở tỉnh Quảng Trị
(19/06/2023)
Sớm ban hành Nghị quyết của HĐND tỉnh để triển khai thực hiện Nghị định số 33/2023/NĐ-CP ngày 10/6/2023 của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố.
(01/08/2023)
Tăng cường phòng, chống ma túy trong vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Trị
(17/08/2023)
Cần đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp đạt tiêu chí trong chương trình xây dựng nông thôn mới
(25/08/2023)
Đầu tư, xây dựng và sử dụng thiết chế văn hóa cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng trị; thực trạng và giải pháp
(05/09/2023)
Một số kết quả hoạt động của HĐND tỉnh Quảng Trị từ đầu nhiệm kỳ đến nay
(27/09/2023)
Một số kinh nghiệm góp phần nâng cao chất lượng thẩm tra của các ban HĐND tỉnh
(20/04/2023)
Tăng cường việc thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số
(14/03/2023)
Sự cần thiết phải ban hành chế độ hỗ trợ đối với giám định viên tư pháp và người giúp việc cho giám định viên tư pháp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
(05/03/2023)
Tăng cường chăm lo, giáo dục, bồi dưỡng, phát huy tiềm năng và sức sáng tạo của Thanh niên Quảng Trị trong giai đoạn mới
(10/02/2023)
Một số nội dung cần nghiên cứu sửa đổi Nghị quyết số 18/2020/NQ-HĐND ngày 21/4/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh
(09/02/2023)
Những kỳ vọng mới về sự phát triển của ngành y tế tỉnh Quảng Trị
(06/02/2023)
Sớm nghiên cứu ban hành chính sách hỗ trợ cho lực lượng trực tiếp đấu tranh phòng, chống ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
(17/01/2023)
Quảng Trị thực hiện tốt phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
(13/01/2023)
Kéo dài việc thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở và kinh phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số
(12/01/2023)
Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động Thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
(04/01/2023)
Danh mục Tin tức
Các dự án
Liên kết
Thăm dò ý kiến
Dự án Dân chấm điểm M-Score mang lại lợi ích gì?
Đánh giá chất lượng thực hiện thủ tục hành chính một cách khách quan
Nguồn thông tin quan trọng để HĐND giám sát việc thực hiện công tác cải cách hành chính
UBND các cấp, các cơ quan chức năng đánh giá một cách khách quan, toàn diện kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính, cũng như chất lượng dịch vụ của cơ quan, đơn vị mình
Tất cả các ý kiến trên
Thống kê lượt truy cập
Đang truy cập
27
Hôm nay
5,686
Tháng hiện tại
251,061
Tổng lượt truy cập
10,194,607
Bạn đã không sử dụng Site,
Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập
. Thời gian chờ:
60
giây