Đạo đức thân dân, phong cách gần dân - Tiêu chí hàng đầu của Đại biểu Dân cử

Thứ bảy - 10/07/2021 01:51 931 0

Trong các tiêu chuẩn để trở thành đại biểu quốc hội và hội đồng nhân dân, ngoài việc trung thành với tổ quốc và chế độ xã hội chủ nghĩa, ngoài tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực và điều kiện để thực hiện nhiệm vụ đại biểu thì tinh thần tận tuỵ phục vụ nhân dân, đạo đức thân dân và phong cách gần dân có thể được xem là tiêu chí hàng đầu của đại biểu dân cử.

Đạo đức thân dân, phong cách gần dân - Tiêu chí hàng đầu của Đại biểu Dân cử

 Đạo đức thân dân, phong cách gần dân là phẩm chất đạo đức cốt lõi, căn bản nhất của đội ngũ cán bộ nói chung và đại biểu dân cử nói riêng, nó là lẽ tự nhiên trong quan hệ xã hội. Đại biểu dân cử, cán bộ nhà nước đều do nhân dân cử ra thông qua thực hiện quyền dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện. Cán bộ là “đầy tớ”, là “công bộc” của dân, là con em nhân dân có bổn phận thường nhật là phục vụ nhân dân, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do dân giao phó, chịu sự kiểm soát của  dân và sẽ bị tước quyền nếu đi ngược lại lợi ích của dân.

Tinh thần tận tụy phục vụ nhân dân là mục tiêu đạo đức cách mạng mà tấm gương sáng ngời nhất là Hồ Chí Minh. Để có được tinh thần ấy phải có giác ngộ sâu sắc về mục đích sống, mục đích hành động. Tình thương yêu quý trọng nhân dân luôn chiếm lĩnh trong trái tim, khối óc, hành động, việc làm của mỗi người. Tinh thần tận tuỵ phục vụ nhân dân chỉ có được khi đại biểu dân cử có đạo đức thân dân và phong cách gần gũi nhân dân.
 

img 1192

 Dân là chủ, dân làm chủ; dân là gốc, dân làm gốc, là kết tinh truyền thống văn hoá dân tộc qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước được tỏa sáng từ nhân cách cá nhân Hồ Chí Minh và trong thời đại Hồ Chí Minh.

Đạo đức thân dân, phong cách gần dân trở thành chân lý khoa học, kim chỉ nam cho hành động của cán bộ nói chung và đại biểu dân cử nói riêng. Thân dân, luôn coi dân là gốc. Gần dân luôn thấu hiểu và lắng nghe ý dân, tâm tư nguyện vọng của dân, là bổn phận, lẽ sống, là đạo đức của đội ngũ cán bộ và đại biểu dân cử. Có thân dân, gần dân thì mới hiện thực hóa quan điểm dân là gốc mà đại hội XIII của Đảng tái khảng định mạnh mẽ như là một bài học lớn trong tiến trình cách mạng Việt Nam. Có thân dân, gần dân thì những kỳ vọng, mong đợi của các tầng lớp nhân dân mới được hóa thân trong đường lối chính sách của Đảng và pháp luật nhà nước để thật sự nhà nước ta của dân do dân, vì dân.

 
img 9966
 
Đạo đức thân dân, phong cách gần dân, trọng dân, bắt nguồn từ thái độ yêu lao động, thấm hiểu và thân thuộc với đời sống của nhân dân lao động. Mỗi đại biểu dân cử phải tự đặt mình vào địa vị của mỗi người dân do cá nhân mình là đại biểu để hiểu, suy xét, chia sẻ tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị, đề xuất, mong muốn của họ. Phải lắng nghe thấu hiểu tâm trạng sâu xa hoặc sự phiền muộn, phản ứng (nếu có) từ nhân dân. Thực hiện bằng được lời khuyên của Bác Hồ “Cái gì có lợi cho dân thì ta phải hết sức làm, cái gì có hại cho dân thì phải hết sức tránh. Ta có yêu dân kính dân thì dân mới yêu ta kính ta”. Hay từ trước đến nay cái gì cũng “dội từ trên xuống” nhưng từ nay mọi cái phải “nhoi từ dưới lên”. Phải thật sự chuyển biến nhận thức thân dân mà Hồ Chí Minh đã nhắc nhở hơn nữa thế kỷ trước. Phải thật sự đưa cuộc sống vào chính sách trước khi đưa chính sách vào cuộc sống.
 
 Đạo đức thân dân, phong cách gần dân biểu hiện trong hành động vì dân. Mỗi đại biểu dân cử được pháp luật trao cho nhiều quyền. Nếu có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm trước dân, họ có thể làm được nhiều việc vì dân. Hành động vì dân biểu hiện rỏ nhất bằng trình độ, năng lực và bản lĩnh trong việc thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của đại biểu dân cử, trong việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu hoạt động của Quốc hội và HĐND, trong việc thảo luận, quyết định các vấn đề kinh tế xã hội quan trọng của đất  nước và địa phương, trong việc thực hiện chức năng giám sát, chất vấn, tranh luận, phản biện và kiến nghị, đeo bám, đấu tranh đến cùng việc giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân theo đúng quy định của pháp luật.
 
Đạo đức thân dân, phong cách gần dân của đại biểu dân cử đặc biệt là đại biểu có chức vụ còn biểu hiện ra trong lời nói, việc làm, quan hệ với cử tri, trong  thái độ ứng xử, trong tiếp thu sửa chửa khuyết điểm, trong thái độ xem xét giải quyết những vấn để do cuộc sống đặt ra một cách nhanh nhất, đúng và trúng nhất. Khắc phục tình trạng nói không đi đôi với làm, giả dối không trung thực với dân.

Cuộc bầu cử Quốc hội khoá XV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp vừa qua đã phát huy cao độ tinh thần yêu nước, phát huy dân chủ để đánh giá, lựa chọn, trực tiếp bầu những đại biểu xứng đáng nhất để trao quyền lực chính trị thiêng liêng đại diện cho ý chí nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân. Quốc hội và HĐND các cấp đang chọn mặt gửi vàng để tiến cử những người ưu tú nhất bầu vào các chức danh của Quốc hội, nhà nước, chính phủ và chính quyền địa phương. Một nhiệm kỳ mới đã bắt đầu và lúc này mỗi đại biểu dân cử cần có đạo đức thân dân và phong cách gần dân là kỳ vọng của toàn dân!
 
Thạc sỹ Nguyễn Đức Dũng
Nguyên Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Quảng Trị khóa VII
 

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết
Thăm dò ý kiến

Dự án Dân chấm điểm M-Score mang lại lợi ích gì?

Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập49
  • Hôm nay6,126
  • Tháng hiện tại186,468
  • Tổng lượt truy cập10,130,014
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây